当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【số liệu thống kê về torino f.c. gặp as roma】Chuyện về người nhận thưởng vì chống tham nhũng

Ông Nhì (đứng giữa) trên con đường bị “rút ruột” mà ông đã đấu tranh nhiều năm và vạch được mặt tham nhũng - Ảnh: N.Tài
Ông Nhì (đứng giữa) trên con đường bị “rút ruột” mà ông đã đấu tranh nhiều năm và vạch được mặt tham nhũng - Ảnh: N.Tài

Một thanh niên nghe chúng tôi hỏi đường đã nhiệt tình lấy xe máy dẫn đường đến tận nhà ông Nhì. Vừa chạy xe,ệnvềngườinhậnthưởngvìchốngthamnhũsố liệu thống kê về torino f.c. gặp as roma anh này vừa tíu tít: “Bà con ở đây ai cũng khoái ông Nhì hết. Ổng dũng cảm chống tham nhũng suốt mấy năm trời, ai cũng lo ngại cho ổng. Cuối cùng ổng thắng, được tỉnh tặng bằng khen thì bà con mới hết lo cho ổng”.

Đến căn nhà có xe ép nước mía, anh này bảo: “Nhà ông Nhì đây nè. Ổng đang bào vỏ mía cho vợ ổng ép đó. Nhà nghèo như vậy mà ổng đem 10,5 triệu đồng tiền thưởng chống tham nhũng tặng hết cho trường học. Bái phục ổng luôn”.

Trách nhiệm đảng viên

Hỏi chuyện chống tham nhũng suốt mấy năm trời, ông Nhì cười thật tươi: “Chuyện đó là trách nhiệm của mỗi người dân, huống chi tui là đảng viên, cần phải đấu tranh quyết liệt hơn để giữ cho Đảng luôn trong sạch”. Ông mở tủ lấy ra một đống hồ sơ mà ông thu thập trong thời gian dài để chống tham nhũng cho chúng tôi xem. Đầu tiên là văn bản có dấu đỏ của UBND xã Phú Long về “Kế hoạch huy động vốn đối ứng nhựa hóa giao thông nông thôn giai đoạn 2006-2010”.

Theo đó, các tuyến đường nông thôn của xã sẽ được nhựa hóa với số tiền huy động của dân hơn 1 tỉ đồng. Ông Nhì chỉ tay ra con đường lởm chởm trước nhà nói: “Xã thu của dân gần 900 triệu đồng vậy nhưng không làm đường nhựa như đã hứa với dân mà làm như vậy đó. Làm vậy sao qua mắt được dân chứ! Cũng vì bất bình mà tui đấu tranh”.

Ông Nhì kể rằng khi phát hiện xã làm ăn gian dối, ông quyết định tự hành động. Ông đi từng nhà thống kê số tiền mà người dân đóng góp, thu thập biên lai thu tiền để làm bằng chứng. Mất khá nhiều thời gian ông mới có được thông tin và chứng cứ của 400 hộ dân trong xã.

Chỉ mới chín biên lai đầu tiên, số tiền đóng góp của dân đã gần 20 triệu đồng. Càng thống kê ông càng giật mình vì số tiền dân đóng góp quá lớn. Sau đó đem sổ của mình đi đối chiếu với sổ sách của UBND xã, ông thật sự nổi giận vì có nhiều trường hợp người dân đóng góp nhưng không có tên trong sổ sách của xã. Ông lại về đi từng hộ xác minh thêm lần nữa. Kết quả có khoảng 100 hộ đã đóng tiền bị xã bỏ ngoài sổ sách.

Có đầy đủ thông tin, bằng chứng trong tay, ông Nhì đến gặp lãnh đạo xã Phú Long tố giác việc làm sai trái của nhân viên kế toán ngân sách xã. Ông Nhì yêu cầu xã phải công khai toàn bộ sổ sách, thông tin về việc đóng góp làm đường của dân để dân kiểm tra, giám sát; đồng thời phải giải thích tại sao xã không giữ lời hứa làm đường nhựa mà chỉ trải đá? Tuy nhiên lãnh đạo xã không chấp nhận yêu cầu của ông.

Bị UBND xã phớt lờ, ông Nhì cầm quyển Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường hỏi: “Nếu xã nhất quyết không công khai để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra thì có phải pháp lệnh này đã hết hiệu lực không. Nếu lãnh đạo xã trả lời là hết hiệu lực thì cho phép tui xé nó. Nếu còn hiệu lực tức là mấy chú dám làm trái quy định. Tui sẽ đi hỏi đại biểu Quốc hội để tỏ tường”.

Không nao núng

Ông Nhì về nhà chuẩn bị tài liệu, hồ sơ hôm sau đi gặp đoàn đại biểu Quốc hội. Thế nhưng ngay chiều hôm đó, lãnh đạo xã kéo gần chục người đến nhà ông bắt ông làm cam kết không được đi khiếu nại vượt cấp. Hôm sau công an lại đến làm việc với ông và khép ông vào tội lôi kéo những người của chế độ cũ làm đơn khiếu nại vượt cấp. Họ dọa sẽ khai trừ ông ra khỏi Đảng. Ông Nhì bị “khống chế” ngồi nhà trong suốt thời gian đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đến tiếp xúc cử tri nên không thể làm gì được. Cuối cùng ông quyết định lên Huyện ủy Bình Đại tố giác.

Thấy chính quyền xã làm dữ, bà Nguyễn Thị Hiền (vợ ông Nhì) cũng dao động, lo sợ chồng sẽ bị hãm hại. Bà kể: “Cả nhà ai cũng ngăn cản nhưng ổng chẳng chịu nghe. Nhiều lúc sợ ổng bị trả thù nên tui và các con ăn ngủ không được”.

Hơn 13 tháng sau Huyện ủy Bình Đại công bố thông tin ông Nhì tố giác tham nhũng đúng, đồng thời xử lý kỷ luật cảnh cáo đối với bí thư đảng ủy và chủ tịch UBND xã Phú Long. “Mãi tới lúc đó tui mới dám đi gặp người này người kia vì trước đó ai cũng nhìn tui với ánh mắt e dè, phần vì thương hại tôi bị trù dập, phần vì sợ liên lụy. Cũng phải thôi, một mình tôi dám đấu tranh chống cán bộ ở xã này tham nhũng, người dân có ủng hộ tôi cũng không thể ra mặt được vì lỡ không thắng thì mệt mỏi chứ chẳng phải chuyện chơi” - ông Nhì nói.

Ghi nhận công lao và sự dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng của ông Nhì, ngày 1-4 UBND tỉnh Bến Tre đã đến trao tặng bằng khen và tiền thưởng bằng 10 tháng lương cho ông. Hôm đó có rất nhiều đảng viên và người dân đến chung vui, chúc mừng. Nhiều người dân xã Phú Long nói đến ông Nhì với giọng rất ngưỡng mộ. Họ xem ông như một người hùng của mình.

Nhưng với ông Nhì, chuyện chống tham nhũng mà ông làm suốt mấy năm qua chỉ là trách nhiệm công dân và đảng viên. Lãnh bằng khen và tiền thưởng xong, ông về treo bằng khen lên vách tường rất trang trọng, còn tiền thì tặng hết cho trường học làm quỹ khen thưởng. Ông lại ngày ngày chạy chiếc xe máy cà tàng đi chở mía về rồi cạo vỏ phụ vợ bán nước mía kiếm sống. Ông bảo tiền của dân đóng góp làm đường bao nhiêu thì phải làm hết bấy nhiêu, có như vậy dân mới đóng góp nữa. Xã Phú Long còn nghèo, rất cần sức dân đóng góp. Đảng, chính quyền phải làm dân tin thì cho dù có hiến cả đất hay sinh mạng mình thì họ cũng làm.

Theo Ngọc Tài/Tuổi Tr 

分享到: