【bongđawap】Không để hàng Việt bị 'đánh lây' bởi phòng vệ thương mại

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:48:15

Đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trước thềm năm mới 2020 về những khó khăn,ôngđểhàngViệtbịđánhlâybởiphòngvệthươngmạbongđawap thách thức trong hoạt động xuất nhập khẩu của năm tới, đặc biệt, trong tình trạng gian lận thương mại, gian lận xuất xứ gia tăng đột biến như hiện nay.

500 tỷ USD tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều trong năm 2019 là con số ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nhiều biến động. Bộ trưởng có lạc quan sẽ tiếp tục đạt được mức này và cao hơn trong năm sau không?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã chính thức cán mốc 500 tỷ USD trong tháng 12/2019. Đây là con số rất ấn tượng, cho thấy sự tăng trưởng và phát triển bền vững của thương mại quốc tế trong cơ cấu kinh tế Việt Nam.

Nhìn lại thành tích này, phải quay ngược lại Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 phê chuẩn Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ Công Thương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành từ năm 2011.

Tại thời điểm đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta mới vừa vượt qua mốc 200 tỷ USD, trong đó nhập siêu là gần 10 tỷ USD, chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Chiến lược đề ra 7 nhóm giải pháp cần thực hiện và đặt ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11-12%/năm, nhập khẩu là 10-11%/năm và giảm dần thâm hụt thương mại, tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020.

Theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), năm 2018 Việt Nam vươn lên thứ 26 trên thế giới về quy mô xuất khẩu và thứ 23 thế giới về quy mô nhập khẩu. Nếu xét về tăng trưởng cả giai đoạn lên đến 13% thì Việt Nam thuộc tốp đầu thế giới duy trì tăng trưởng cao, bền vững. Không chỉ quy mô thương mại hai chiều đạt mức cao mà chất lượng tăng trưởng cũng ngày càng được cải thiện, không chỉ hướng về chiều rộng mà còn tăng trưởng về chiều sâu.

Năm 2020, dự kiến Việt Nam sẽ tiếp tục khai thác sâu thêm lợi ích từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đưa vào thực thi từ năm 2019 và có thể sẽ thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) nếu quy trình phê chuẩn sớm hoàn tất sẽ là động lực mới cho xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2020.

Để tiếp tục khai thác tốt cơ hội này, phấn đấu đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 7-8%, không chỉ riêng Bộ Công Thương mà còn cần sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ trên tất cả các phương diện, sự phối hợp tốt hơn nữa giữa các Bộ, ngành, địa phương trong cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và không thể thiếu nỗ lực, tinh thần đổi mới, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp.

Mặt khác, Bộ Công Thương sẽ luôn đồng hành và lắng nghe ý kiến và phản hồi của các doanh nghiệp về các vấn đề chính sách để cùng tháo gỡ những khó khăn, phát triển thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam.

Tình hình gian lận thương mại, gian lận xuất xứ hiện nay diễn biến rất khó lường. Đây cũng là nội dung được Bộ trưởng rất quan tâm và chỉ đạo liên tục. Bộ trưởng có cho rằng chúng ta gia nhập quá “dày” các hiệp định thương mại tự do (FTA) nên dẫn đến tình trạng gian lận xuất xứ bùng phát hay không?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Chúng ta cần có sự nhìn nhận đúng đắn về thực trạng gian lận xuất xứ hàng hoá hiện nay.

Thứ nhất, việc tham gia các FTA về cơ bản không làm gia tăng các trường hợp gian lận xuất xứ.

Hơn 20 năm qua, Việt Nam đã ký kết và tham gia nhiều FTA nhưng tỷ lệ gian lận xuất xứ trong xuất khẩu vào các thị trường này là rất không đáng kể. Chỉ khi mức chênh lệch thuế nhập khẩu giữa hàng hóa có xuất xứ Việt Nam và hàng hóa có xuất xứ nước khác là rất lớn hoặc mức chênh lệch thuế tuy nhỏ nhưng dung lượng thị trường nhập khẩu lại rất lớn nên lợi ích bất chính thu được là đủ lớn thì mới xuất hiện động cơ gian lận.

Mức chênh lệch này xuất hiện trong bối cảnh xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày một gia tăng, hàng hóa của Trung Quốc bị Hoa Kỳ đánh thuế bổ sung hoặc bị Hoa Kỳ, EU và các nước khác áp thuế hoặc các biện pháp phòng vệ thương mại ở mức rất cao so với hàng hóa của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, một số mặt hàng nông sản của Hoa Kỳ bị Trung Quốc đánh thuế trả đũa như thịt gà, ngô ngọt, đậu tương... cũng có khả năng giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Thứ hai, gian lận xuất xứ thường xảy ra đối với hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ (như Hoa Kỳ, EU, Canada) do các thị trường này không yêu cầu doanh nghiệp xuất trình C/O do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.

Do C/O không phải là chứng từ bắt buộc, doanh nghiệp được tự khai và tự chịu trách nhiệm với hải quan nước nhập khẩu nên khi có chuyện xảy ra, cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ rất khó vào cuộc nếu như không được hải quan nước nhập khẩu cung cấp thông tin.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: VGP 

顶: 758踩: 138