当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【lịch đấu fa cup】Kiên quyết điều chuyển vốn của những dự án chậm trễ giải ngân

Năm 2022,ênquyếtđiềuchuyểnvốncủanhữngdựánchậmtrễgiảingâlịch đấu fa cup quyết đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 95-100% kế hoạch
TPHCM giải ngân vốn đầu tư công còn chậm
“Chữa bệnh" trì trệ trong giải ngân vốn đầu tư công
Kiên quyết điều chuyển vốn của những dự án chậm trễ giải ngân
Cần nhiều giải pháp quyết liệt để các dự án sử dụng vốn đầu tư công sớm đi vào sử dụng.
Ảnh minh họa: Thuỳ Linh

Giải ngân đạt thấp

Đến hết quý 3, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2022 trên cả nước mới chỉ đạt 42,16% kế hoạch. Tỷ lệ này giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 (47,38%). Thực trạng này rất đáng lo ngại bởi nó “đè nặng” lên nhiệm vụ phải giải ngân 3 tháng cuối cùng của năm với số tiền vốn rất lớn. Hơn nữa, đến hết tháng 9 vẫn còn tới 31/51 bộ và 18/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 40%, trong đó có 14 bộ và 2 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 20%.

Hà Nội là 1 trong 2 địa phương (cùng TP Hồ Chí Minh) được giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 lớn nhất cả nước với trên 51.582,9 tỷ đồng. Nhưng hiện Hà Nội đang đứng trong danh sách các địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp nhất cả nước. Theo báo cáo từ UBND TP Hà Nội, đến ngày 23/9/2022, Thành phố mới giải ngân được 17.170 tỷ đồng, đạt 33,6% kế hoạch. Việc triển khai các dự án trọng điểm của Hà Nội cũng đang rất chậm, ngoài 6 dự án (trong 8 dự án chuyển tiếp) mới được phê duyệt chủ trương đầu tư, Hà Nội hiện còn 25 dự án chưa phê duyệt chủ trương đầu tư. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc giải ngân thấp được UBND TP Hà Nội chỉ ra là công tác giải phóng mặt bằng đang gặp khó khăn, ngoài ra là những khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất, xác định giá đất, quỹ nhà tái định cư…

Còn tại Nghệ An, hiện một loạt vướng mắc trong quy trình thực hiện thủ tục đối với các công trình khởi công mới và công trình chuyển tiếp cũng đang kìm tiến độ giải ngân của địa phương. Đặc biệt vẫn còn hiện tượng một số chủ đầu tư chưa thật sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo thực hiện, giải ngân vốn đầu tư nên tỷ lệ giải ngân của tỉnh đến ngày 10/9/2022 mới đạt 29,7%. Dự kiến đến hết năm 2022, toàn tỉnh có khoảng 27 dự án không giải ngân hết vốn.

Đến thời điểm hiện tại, công tác giải ngân vốn đầu tư công trở nên “nóng” hơn bao giờ hết bởi tiền ngân sách còn nhiều mà lại bị “ách tắc” từ nhiều khâu dẫn đến tình trạng có tiền mà không tiêu được, gây lãng phí tiền của quốc gia. Chính vì vậy, Chính phủ đã thường xuyên có những chỉ đạo, thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư tại các bộ, ngành, địa phương. Gần đây nhất, ngày 15/9, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 124/NQ- CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022. Nghị quyết đặt mục tiêu phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2022 đạt 95-100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; giải ngân 100% vốn ngân sách địa phương; giải ngân tối thiểu 50% vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội được giao trong năm 2022.

Mới đây, vào ngày 26/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Tại hội nghị, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung làm rõ những khó khăn, vướng mắc, nút thắt, điểm nghẽn; nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công, tiến độ các dự án chậm, triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia chậm… để từ đó đề ra định hướng, giải pháp và nhiệm vụ cụ thể thúc tiến độ giải ngân từ nay đến cuối năm.

Sẽ điều chuyển vốn và không gia hạn

Trước sự “thúc giục” của Chính phủ, nhiều giải pháp đã được các bộ, ngành đề ra để có thể hoàn thành mục tiêu giải ngân của năm 2022.

Một trong những giải pháp hàng đầu được đặt ra là điều chuyển vốn tại những dự án yếu kém sang các dự án khả thi khác. Như tại tỉnh Quảng Trị, theo Kho bạc Nhà nước Quảng Trị, đến ngày 15/9, tổng vốn đầu tư của tỉnh giải ngân qua Kho bạc là trên 1.299 tỷ đồng, đạt 37,6% kế hoạch (nếu tính cả chương trình mục tiêu quốc gia thì tỷ lệ giải ngân đạt 33,5%), thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Đáng chú ý, toàn tỉnh hiện có 13 chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của tỉnh; 52 dự án của 13 sở, ngành và 9 địa phương được giao kế hoạch vốn năm 2022 có tỷ lệ giải ngân dưới 60% kế hoạch, đặc biệt có nhiều dự án chưa giải ngân.

Nguyên nhân của sự chậm trễ này là do còn nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, thiếu nguồn đất đắp, thời tiết mưa nhiều… nên một số dự án sử dụng nguồn ngân sách địa phương thuộc kế hoạch năm 2021 được phép kéo dài sang năm 2022 dự kiến không giải ngân hết số vốn được kéo dài theo đúng quy định. Theo đó, đến ngày 15/9/2022, số vốn được phép kéo dài này mới chỉ giải ngân đạt 18,1%. Đồng thời, kế hoạch vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cũng chưa được giải ngân.

Trước thực trạng trên, tỉnh Quảng Trị đã kiên quyết điều chuyển vốn của những dự án giải ngân chậm sang các dự án có tiến độ giải ngân nhanh và đang cần vốn. Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị đã có các tờ trình báo cáo UBND tỉnh về việc điều chỉnh giảm kế hoạch 114 tỷ đồng của 7 dự án để bổ sung cho 6 dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương có tỷ lệ giải ngân tốt; trình HĐND tỉnh điều chỉnh giảm kế hoạch 11,98 tỷ đồng của 6 dự án, nhiệm vụ để bổ sung cho 11 dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương.

Hay như tại tỉnh Khánh Hoà, năm 2022, tỉnh này được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư công trên 3.772 tỷ đồng. Dự kiến hết tháng 9/2022, toàn tỉnh giải ngân được trên 1.791 tỷ đồng, đạt 47,5% kế hoạch vốn được giao. Nguyên nhân là do có một số dự án trên địa bàn tỉnh đang ngừng triển khai để rà soát lại về quy hoạch nhằm tránh chồng chéo, gây lãng phí nguồn lực đầu tư của nhà nước; một số dự án được bố trí kế hoạch vốn lớn nhưng do vướng bồi thường, giải phóng mặt bằng và thủ tục đầu tư, thủ tục giải ngân còn chậm nên tỷ lệ giải ngân vốn còn thấp...

Để giải ngân hết nguồn vốn do Chính phủ giao, UBND tỉnh Khánh Hòa tiếp tục yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải đưa ra giải pháp để thực hiện từ nay đến cuối năm. Và một “tối hậu thư” vừa được UBND tỉnh Khánh Hòa đưa ra là tỉnh sẽ không gia hạn cho bất kỳ một công trình nào chậm tiến độ. Nếu cuối năm dự án nào không hoàn thành giải ngân sẽ xem xét trách nhiệm người đứng đầu.

分享到: