Tri ân bằng tất cả tấm lòng
Thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,ãimãitriâket qua bong da uc hom nay toàn tỉnh đang quản lý trên 102.600 hồ sơ người có công (NCC), trong đó, trên 30.000 liệt sĩ, trên 12.900 thương, bệnh binh và trên 5.300 Mẹ Việt Nam Anh hùng (còn sống 90 mẹ). Con số trên cho thấy, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, Long An có rất nhiều người hăng hái lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, không ít người đã mãi mãi nằm xuống hoặc mang thương tật suốt đời. Sự cống hiến, hy sinh của thế hệ cha, anh cho nền hòa bình, độc lập dân tộc luôn được thế hệ hôm nay tri ân bằng tất cả tình cảm, tấm lòng.
Đoàn cán bộ tỉnh đến thăm, tặng quà thương binh nặng quê Long An đang điều trị tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công Long Đất (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Ông Nguyễn Hữu Phước (xã Tân Thành, huyện Mộc Hóa) chia sẻ: “Cha tôi là liệt sĩ Nguyễn Văn Bảy. Lúc hy sinh, ông được chôn tại phần đất của người thân. Trước đây, gia đình có nguyện vọng đưa ông về an nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ liên huyện Mộc Hóa - Kiến Tường để thuận tiện cho việc chăm sóc, thắp hương. Sau khi trình bày nguyện vọng, gia đình tôi được tạo điều kiện làm hồ sơ đưa cha tôi về nằm bên đồng đội”.
Gia đình ông Nguyễn Hữu Phước đưa liệt sĩ Nguyễn Văn Bảy về nằm cạnh đồng đội tại Nghĩa trang Liệt sĩ liên huyện Mộc Hóa - Kiến Tường
Ngược về thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh, chúng tôi đến thăm vợ chồng ông Lê Ngọc Ánh (SN 1940, thương binh hạng 4/4) và bà Đinh Thị Bé Hai (SN 1950, cựu tù kháng chiến). Tiếp chúng tôi trong căn nhà tình nghĩa khang trang, vợ chồng ông Ánh, bà Hai kể về quá trình tham gia chiến đấu.
“Vừa tròn 20 tuổi, tôi thoát ly gia đình tham gia cách mạng. Nhờ cách mạng, tôi và vợ gặp nhau rồi nên duyên vợ chồng. Thời đó, tổ chức đứng ra làm đám tuyên bố, tuy đơn sơ nhưng ấm áp, nghĩa tình. Trong một lần chiến đấu, tôi bị thương, còn vợ bị giặc bắt đưa đi tù đày. Dù vậy, vợ chồng tôi vẫn một lòng sắt son với Đảng, không đầu hàng trước kẻ thù. Giờ đây, nhìn quê hương phát triển, đời sống người dân không ngừng nâng lên, nhất là sự tri ân của thế hệ hôm nay đối với các gia đình chính sách (GĐCS), NCC, chúng tôi cảm thấy rất ấm lòng” - ông Ánh chia sẻ.
Vợ chồng ông Lê Ngọc Ánh và bà Đinh Thị Bé Hai cảm thấy ấm lòng vì được thế hệ hôm nay tri ân bằng nhiều việc làm thiết thực
Hàng năm, vào Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) và Tết Nguyên đán, Đoàn cán bộ tỉnh đến thăm, tặng quà cho các thương binh nặng quê Long An đang điều trị tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và NCC Long Đất, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh, Đoàn cán bộ tỉnh tăng cường thăm hỏi, tặng quà thương binh quê Long An đang điều trị tại Trung tâm 4 lần/năm. Đây là hành động thiết thực, làm ấm lòng các thương binh.
Hiện nay, Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và NCC Long Đất chăm sóc 3 thương binh nặng quê Long An, gồm các ông: Trần Khắc Hải, Nguyễn Văn Hoàng và Nguyễn Văn Bạch. Ông Trần Khắc Hải tự hào nói: “Hàng năm, Đoàn cán bộ tỉnh đều đến thăm hỏi, tặng quà. Đặc biệt, khi hay tin chúng tôi bệnh, lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không ngại đường xa, sắp xếp công việc đến thăm. Chính tình cảm này giúp chúng tôi có thêm nghị lực vượt qua bệnh tật, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng”.
Trách nhiệm không của riêng ai
Đại dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống, trong đó, có hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Song, với tấm lòng tri ân, các doanh nghiệp tại thị xã Kiến Tường vẫn trích một phần kinh phí cùng chính quyền địa phương thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa”. Tiêu biểu là việc tổ chức đám giỗ liệt sĩ định kỳ 3 tháng/lần tại Nghĩa trang Liệt sĩ liên huyện Mộc Hóa - Kiến Tường.
Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Kiến Tường - Võ Thị Kim Phượng cho biết: “Nghĩa trang Liệt sĩ liên huyện Mộc Hóa - Kiến Tường đang quản lý, chăm sóc trên 1.330 phần mộ. Đám giỗ các liệt sĩ được tổ chức hơn 10 năm qua với 16 doanh nghiệp đăng ký tham gia”.
Đến nay, nhà ở cho người có công, gia đình chính sách cơ bản ổn định
Vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa cho các GĐCS, NCC gặp khó khăn về nhà ở là một trong những điểm sáng của tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống GĐCS, NCC bằng hoặc cao hơn người dân nơi cư trú. Phó Chủ tịch UBND thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh - Võ Hồng Thái thông tin: “Hiện thị trấn không còn GĐCS, NCC gặp khó khăn về nhà ở. Đạt kết quả này ngoài sự quan tâm của các cấp, các ngành, còn nhờ địa phương thực hiện tốt công tác xã hội hóa. Từ năm 2020 đến nay, thị trấn vận động kinh phí sửa chữa 9 căn nhà tình nghĩa và xây mới 2 căn nhà tình nghĩa cho các GĐCS, NCC gặp khó khăn về nhà ở”.
“Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” là danh hiệu cao quý mà Nhà nước phong hoặc truy tặng cho những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Vừa qua, tỉnh tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”. Tại buổi lễ, có 13 bà mẹ thuộc 5 huyện được truy tặng danh hiệu, trong đó, huyện Tân Trụ, Đức Huệ, Đức Hòa, mỗi đơn vị có 2 mẹ; huyện Cần Đước có 6 mẹ và huyện Tân Hưng có 1 mẹ.
Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Đặng Ngọc Tảo chia sẻ: “Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với GĐCS, NCC bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa. Ngoài thực hiện đầy đủ, kịp thời việc chi trả trợ cấp, tỉnh còn vận động xã hội hóa hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa và tặng quà cho các GĐCS, NCC. Đến thời điểm này, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, người thờ cúng liệt sĩ và đối tượng chính sách ổn định về nhà ở. Những Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống đều được các cơ quan, ban, ngành, hội, đoàn thể, mạnh thường quân nhận phụng dưỡng suốt đời và thường xuyên thăm hỏi, động viên cả về vật chất và tinh thần”./.
Lê Ngọc