Anh Lê Văn Trung,ớnQuảnhamigravebịbệnhkhảkq darmstadt xã Phước An (Hớn Quản) xịt thuốc bảo vệ thực vật cho vườn mì bị nhiễm bệnh khảm lá
Theo đó, các biện pháp được áp dụng gồm tuyên truyền về tác hại của bệnh làm ảnh hưởng đến sản xuất, sản lượng; phổ biến các biện pháp phòng, chống. Nghiêm cấm vận chuyển thân, lá cây mì ra khỏi nơi nhiễm bệnh trên địa bàn huyện và từ vùng khác đến. Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chọn giống kháng bệnh, không trồng giống nhiễm bệnh nặng như HL.S11 hoặc các giống chưa được công nhận. Không trồng cây mì hoặc cây ký chủ của họ phấn (cà pháo, bầu, bí, ớt) ở những vùng đã bị nhiễm bệnh khảm lá ít nhất một vụ. Đối với diện tích bị nhiễm bệnh, tùy vị trí, chân đất... khuyến cáo người dân chuyển đổi cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.
Môi giới truyền bệnh khảm lá mì được xác định là bọ phấn trắng. Vì vậy, để phòng chống bệnh cần sử dụng bẫy dính vàng treo trên vườn. Những diện tích có nguy cơ bùng phát bệnh cần phun trừ bọ phấn trắng bằng thuốc bảo vệ thực vật và phun ở giai đoạn ấu trùng sẽ đạt hiệu quả hơn. Đối với diện tích mì tỷ lệ bệnh dưới 70% thì nhổ bỏ cây và củ, thu gom rồi đốt; diện tích bị bệnh trên 70% thì tiêu hủy toàn bộ. Các vườn cây có khả năng thu hoạch thì nhổ toàn bộ, tận thu củ, còn thân và lá đem tiêu hủy.
H.Cúc