【kèo tỷ số tối nay】Tự chủ trong khoa học: “Con tôi phải đủ ăn”

  发布时间:2025-01-10 01:32:39   作者:玩站小弟   我要评论
Khoa học cơ bản cũng phải hướng đến ứng dụngViệc tự chủ về mọi mặt của các tổ chức khoa học & kèo tỷ số tối nay。

Khoa học cơ bản cũng phải hướng đến ứng dụng

Việc tự chủ về mọi mặt của các tổ chức khoa học & công nghệ (KH&CN) là yêu cầu tất yếu để phát triển,ựchủtrongkhoahọcContôiphảiđủăkèo tỷ số tối nay cho ra đời những sản phẩm nghiên cứu chất lượng.

GS Nguyễn Văn Hiệu. Ảnh: Nguyễn Nam
GS Nguyễn Văn Hiệu. Ảnh: Nguyễn Nam

Tuy nhiên, với những nơi nghiên cứu khoa học cơ bản, việc tạo ra sản phẩm để thương mại hóa, thu tiền về để trang trải các chi phí… là điều không dễ. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu cơ bản vẫn mong muốn được nhà nước bao cấp. Vậy phải xử lý vấn đề này thế nào?

Trao đổi với chúng tôi sáng 17/7, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho rằng, trước hết phải xác định làm khoa học ở một nước còn nghèo như ở Việt Namthì phải hướng đến ứng dụng trong thực tiễn.

Vì nếu những người giỏi đều ra nước ngoài, làm những nghiên cứu như về vũ trụ, thì ai sẽ lo cho người dân xây dựng các phương án chống lũ, dự báo bão...?

Vì vậy, theo GS.VS Nguyễn Văn Hiệu, khoa học cơ bản hay khoa học ứng dụng đều phải đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chứ không phải để đăng báo cho đẹp thành tích.

Vị tiền bối của khoa học nước nhà dẫn chứng, có nhiều tiến sĩ làm các mô hình dự báo bão, dựa vào các mô hình của nước ngoài, đưa ra các số liệu tính toán…đã được đăng trên một số tạp chí nổi tiếng. Tuy nhiên, khi áp dụng vào Việt Namlại không dự báo chính xác được thời gian và địa điểm nơi bão về.

“Nếu mấy vị đó hợp tác với Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương thì bài toán sẽ khó hơn rất nhiều và có ứng dụng trong thực tế”, GS Hiệu phân tích.

Câu chuyện tự chủ ngày xưa…

Theo GS Hiệu, việc tự chủ trong nghiên cứu khoa học đã được áp dụng từ lâu và đã khuyến khích các nhà khoa học làm việc tích cực.

Như năm 1995, lũ ở miền Namhoành hành, gây bao nỗi khổ cho người dân. Cách đối phó của các địa phương là dựng lên những tấm đê bao chắn lũ. Nhưng làm như thế, lũ sẽ dồn vào những nơi trũng, có đê chắn thấp hơn…

Vì vậy, Chính phủ lúc đó đã chỉ đạo và “đặt hàng” các nhà khoa học phải nghĩ ra phương án sống chung với lũ, chế ngự thiên tai.

GS.VS Nguyễn Văn Hiệu lúc đó không còn làm quản lý, chỉ làm khoa học thuần túy nhưng vẫn được lãnh đạo Chính phủ tin tưởng giao nhiệm vụ tập hợp các nhà khoa học để giải bài toán hóc búa này.

Biện pháp được đưa ra là đào một con kênh dọc biên giới Việt Nam– Campuchia, để đưa nước lũ ra vịnh Thái Lan. Nhưng trước tiên phải có máy đo để tính lượng nước lũ cần “dẫn độ” ra biển. Dự kiến kinh phí mua máy khoảng 200.000 USD, là số tiền lớn vì dự trữ ngoại tệ của chúng ta khi ấy còn khiêm tốn.

“Tôi đồng ý duyệt”, lãnh đạo Chính phủ lúc đó đồng ý ngay với đề nghị của GS Hiệu, với niềm tin các nhà khoa học sẽ thành công. Thế là số tiền ấy được chuyển ngay cho Tổng cục khí tượng thủy văn để mua máy.

Sau khi có máy, các nhà khoa học đã giăng thuyền trên sông, ngày đêm tỉ mỉ đo các số liệu, lưu lượng nước… để tính toán độ rộng, độ sâu của con kênh cần đo. Vì nếu không chính xác, làm kênh nhỏ quá sẽ không thoát hết nước lũ, nhưng làm kênh to quá sẽ lãng phí tiền của, công sức của Nhà nước, nhân dân.

Dù không làm quản lý nhưng lúc đó, GS Hiệu vẫn tập hợp được các cán bộ khoa học ngày đêm làm việc vì mục đích chung. Họ làm không biết mệt mỏi, chỉ với khát vọng giảm bớt những vất vả của người dân khi mùa lũ về…

Thế là một năm sau khi hoàn thiện số liệu, con kênh đã được đào, khắc phục lũ lụt ở Tứ giác Long Xuyên, đem lại yên ổn cho người dân.

…và việc tự chủ ngày nay

“Người được giao tự chủ phải tự giác, trung thực”, GS Hiệu chiêm nghiệm những năm tháng làm khoa học của mình.

Hồi làm kênh thoát lũ ấy, ông không có quyền chức, chỉ làm khoa học thuần túy. Nên nếu không có đạo đức của người làm khoa học thì không thể được cấp trên tin tưởng, không thể tập hợp được anh em khoa học cùng hợp tác với mình.

Nên theo ông, lãnh đạo phải biết “chọn mặt gửi vàng” khi giao tự chủ cho các tổ chức KH&CN. Với các viện nghiên cứu khoa học cơ bản, trước mắt, kinh phí hoạt động chủ yếu vẫn là ngân sách nhà nước, sau đó sẽ đổi mới dần dần, bỏ hợp đồng thuê khoán chuyên môn.

Mặt khác, việc tự chủ cần đảm bảo đời sống gia đình cho các nhà khoa học. “Điều kiện quan trọng là con tôi phải đủ ăn, phải được đi nhà trẻ…”, GS Hiệu phân tích.

Theo ông, cần có cơ chế trả lương đảm bảo để nhà khoa học yên tâm làm việc, cần có các chính sách hỗ trợ về nhà ở cho họ… Còn tiền làm các đề tài chỉ phục vụ việc mua sắm trang bị, chi phí công tác…chứ không đưa vào lương.

GS.VS Nguyễn Văn Hiệu cũng lưu ý, việc đào tạo nhân tài phải gắn liền với đào tạo hiền tài. Vì để làm khoa học thành công, các nhà khoa học không chỉ có tài năng mà phải có cái tâm vì cộng đồng, vì đất nước. Đó là điều kiện quan trọng để khoa học phát triển.

Hoàng Tuân

相关文章

最新评论