Trải nghiệm ở các làng nghề,áodụckỹnăngsốngchotrẻnhận định porto trẻ được giáo dục về kỹ năng sống. Ảnh: Trung tâm Giáo dục Kỹ năng sống Toàn năng Việt cung cấp
“Tôi được một chị trong Hội Liên hiệp phụ nữ phường Hương Long, TP. Huế động viên tham gia cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp”. Nhận thấy đây là cơ hội tốt cho chị em có các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, được các chuyên gia tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp, doanh nghiệp thành công, được chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời là cơ hội giới thiệu mô hình khởi nghiệp của mình tới nhiều chị em khác nên tôi đã nộp hồ sơ đăng ký tham gia cuộc thi”, chị Thảo bộc bạch.
Chị Thảo cùng với chồng, cũng là người cộng sự của mình, anh Nguyễn Đăng Nhật Trường, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Kỹ năng sống Toàn năng Việt, mang tâm huyết đối với con trẻ từ lâu và luôn ấp ủ về một dự án giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em. Sau 5 năm tìm hiểu và tham khảo, học hỏi mô hình giáo dục kỹ năng sống ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và nhiều nơi khác, đến năm 2018, vợ chồng anh Trường, chị Thảo sáng lập nên Trung tâm Giáo dục Kỹ năng sống Toàn năng Việt.
Mời gọi sự tiếp sức của các chuyên gia giáo dục, trung tâm của vợ chồng anh Trường, chị Thảo xây dựng các chương giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bình thường và trẻ tự kỷ; giáo dục kỹ năng nuôi dạy con tốt cho phụ huynh trong thời công nghệ 4.0; tư vấn nuôi dạy con và hôn nhân gia đình; sinh trắc vân tay – khám phá tiềm năng trẻ và định hướng giáo dục con cái cho bố mẹ.
Anh Trường cho hay: “Mục tiêu chính của chúng tôi là giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ hoàn thiện bản thân và trưởng thành tốt trong môi trường đầy áp lực hiện nay; giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tự kỷ giúp trẻ hòa nhập được với cộng đồng; khám phá tiềm năng trong mỗi đứa trẻ để tư vấn giúp bố mẹ định hướng sự phát triển tốt nhất cho trẻ; tư vấn, hỗ trợ các kiến thức cần thiết cho bố mẹ để giáo dục con trẻ một cách tốt nhất”.
Tùy vào lứa tuổi, trung tâm sẽ phân bố chương trình giáo dục khác nhau cho trẻ, như hành trang vào lớp 1, lứa tuổi tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Tựu chung lại là hướng đến giúp trẻ có tính tự lập, tự chủ, biết cách bảo vệ bản thân và có thể mạnh dạn, tự tin thuyết trình trước đám đông. Trẻ được học nhiều kỹ năng phục vụ cuộc sống thường ngày, cách phân bố thời gian biểu học tập và sinh hoạt hợp lý, kỹ năng sinh tồn khi rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm (có đám cháy, đi lạc…) và kỹ năng y tế, sơ cấp cứu, tự băng bó vết thương…
Để việc giáo dục kỹ năng sống đến với trẻ một cách tự nhiên và hiệu quả nhất, trung tâm tổ chức các lớp trải nghiệm, trẻ được tham quan các di tích lịch sử, làng nghề của Huế, như Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, Tham quan khu di tích lịch sử Chín Hầm, làng hoa giấy Thanh Tiên, làng gốm Phước Tích, các vùng đầm phá... Anh Trường hóm hỉnh: “Không chỉ trẻ em, mà nhiều phụ huynh cũng muốn đi cùng con đến các địa điểm do trung tâm tổ chức. Bởi với một số phụ huynh, dù sinh sống và làm việc ở Huế nhưng vẫn chưa từng đặt chân đến những địa danh này”.
Anh Lê Ngọc Tân (trú tại xã Phú Thượng, huyện Phú Vang) thường cho hai con nhỏ tham gia các lớp giáo dục kỹ năng sống tại Trung tâm Giáo dục Kỹ năng sống Toàn năng Việt, cho hay: “Trong bối cảnh xã hội hiện nay, trẻ em được học văn hóa nhiều và thường xuyên bị quá tải bởi các lớp học thêm. Tuy vậy, các kỹ năng sống ở các cháu đa phần rất yếu. Đó là lý do tôi cho hai con được tham gia các lớp trải nghiệm làng nghề, các kỹ năng sinh tồn, chống xâm hại tình dục trẻ em… Thay đổi tích cực nhất là các cháu đã tự chủ động chăm sóc, làm việc riêng của bản thân, phụ giúp thêm ba mẹ làm việc nhà và có thể sửa chữa một số vật dụng trong gia đình như thay bóng đèn”.
Không chỉ quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, chị Thảo còn tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hội thảo dành cho phụ huynh nhằm giúp các bậc làm cha, làm mẹ thấu hiểu tâm sinh lý của từng lứa tuổi, không áp đặt và gần gũi, lắng nghe tâm tư để nuôi dạy con cái được tốt hơn.
Phước Ly