【oman club】Cà phê Nhâm Nhung và khát vọng vươn xa
作者:Cúp C2 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 05:06:25 评论数:
Trong các sản phẩm kinh doanh, phoman club cà phê bột là mặt hàng chị Nhung gửi gắm nhiều tâm huyết nhất. Từ thời tiểu học, chị Nhung đã biết đến sản phẩm cà phê nguyên chất khi thấy ba mẹ dùng cà phê trồng tại vườn nhà phơi, rang, xay để uống. Tuổi thơ của chị cũng gắn với những ngày cùng gia đình hì hục xách từng xô nước đến rộp cả tay để tưới cho hàng trăm cây cà phê. Có lúc đứng trên cao nhìn rừng cà phê bạt ngàn xanh ngát của lá, lấm tấm đỏ lựu và mùi thơm ngầy ngậy của cà phê chín, chị ước sau này sẽ xây 1 nhà máy sản xuất cà phê bột tại đây để vừa thỏa đam mê khám phá vừa có nguồn cà phê nguyên chất cung cấp cho thị trường.
Năm 2018, nắm bắt nhu cầu thị trường, cảm nhận nhiều người có xu hướng tìm đến cà phê nguyên chất vì độ đậm đặc, nguyên bản và khác biệt, chị đã mạnh dạn vay vốn thành lập cơ sở. Ban đầu khách hàng chưa nhiều, mọi công đoạn từ rang, xay đến đóng gói chị đều làm thủ công. Sau này, chị đầu tư máy móc, mỗi lần chế biến khoảng 50kg để đưa đi thăm nắm thị trường.
Chị Nhâm Nữ Ngọc Nhung tự tin với sản phẩm cà phê nguyên chất từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương
Chị Nhung kể: “Chân ướt chân ráo vào nghề, chưa qua trường lớp đào tạo, chưa biết nhiều về đặc trưng của từng loại cà phê, mình bắt đầu học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm trên internet, từ bạn bè và những người đi trước. Sau đó, mình cho ra đời sản phẩm cà phê nguyên chất, đặc trưng mịn, độ vỡ của từng hạt đều, không pha trộn như một số sản phẩm cà phê khác”.
Thấy chị từ rang xay thủ công bỗng dưng chở về một dàn máy móc, nhiều người lắc đầu e ngại vì bước đi táo bạo này. Không nao núng, chị từ từ chế biến rồi chạy xe đi “bỏ” cho từng cửa hàng tạp hóa, quán cà phê trên địa bàn. Thấy chị đến chào hàng, nhiều nơi xua tay từ chối, vì trên kệ hàng của họ có nhiều loại cà phê đã có “chỗ đứng” trên thị trường. Hơi buồn vì thái độ một số chủ cửa hàng, chị muốn chạy ngay về nhà vì nản nhưng lại “bấm bụng” đi tiếp. Ngày ngày hồi hộp chờ kết quả và tin vui đã đến với chị khi các chủ cửa hàng chị ký gửi sản phẩm đều có phản hồi tốt. Dần dần chị có chính sách khuyến mãi, thưởng số lượng tiêu thụ, gối đầu cho các cửa hàng nên doanh số ngày càng tăng.
Từ mức tiêu thụ 50-70kg/tháng tăng lên bình quân 200kg/tháng, vào cao điểm đạt 300kg/tháng. Cũng qua kênh bán hàng này, chị nắm bắt thông tin và dần định hình được sở thích của từng đối tượng khách hàng khác nhau. Tùy thuộc hình thức pha máy hay pha phin, chị điều chỉnh độ mịn của cà phê khác nhau. Từ đó, chị cho ra đời 3 dòng sản phẩm cà phê với mẫu mã khác nhau thay vì chỉ một loại cà phê Robusta, uống có vị chua như trước đây.
Chị Nhung chia sẻ: “Đa số người dân thích uống cà phê trộn. Khi đi chào hàng, các cửa hàng cũng hỏi tại sao không làm cà phê trộn dễ bán vì thị trường ưa chuộng và giá rẻ hơn. Tôi có chút xao lòng nhưng với mong muốn tạo ra sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời khẳng định thương hiệu riêng của mình nên tôi vẫn quyết đi theo con đường đã chọn”
Nhờ tăng cường giới thiệu sản phẩm qua nhiều kênh khác nhau, hiện nay sản phẩm cà phê của chị Nhung không chỉ có mặt ở xã Thanh An, mà còn vươn ra thị trường Lộc Ninh, Phước Long và các tỉnh Bình Dương, Bến Tre, TP. Hồ Chí Minh. Hiện mỗi năm, cơ sở của chị thu mua khoảng 3 tấn cà phê, trong đó 60% là của người dân xã Thanh An, còn lại mua từ tỉnh Gia Lai. Chị Nhung cho biết: “Tôi mong muốn được kết nối với nông dân địa phương để thu mua toàn bộ nguồn nguyên liệu trên địa bàn nhưng đòi hỏi sản xuất phải theo quy trình, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Cà phê phải đạt độ chín từ 90% trở lên mới thu hái, nếu chưa đạt khi rang cà phê sẽ bị khét, độ đậm không đều”.
Trước những khó khăn về nguồn vốn, nhân lực có tay nghề, đội ngũ tiếp thị sản phẩm, ngoài dự định sẽ tham gia khóa đào tạo chuyên sâu để nâng cao tay nghề, chị Nhung mong muốn kêu gọi đối tác đầu tư về vốn, về marketing, tìm kiếm cộng sự và mở rộng cơ sở, thị trường để từng bước đưa thương hiệu cà phê Nhâm Nhung vươn xa.
Thanh Mai