Đại biểu trao đổi bên lề hội thảo. Ảnh: T.D Theếpsứcchodoanhnghiệpnhỏvàvừbd tileo thống kê, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mặt hầu khắp các lĩnh vực, ngành, hàng của nền kinh tế như: bán buôn, bán lẻ (44,51%); chế biến, chế tạo (17,15%)… Khối doanh nghiệp này đóng góp 43,2% GDP, 30% thu nộp ngân sách, 61% việc làm và 31% xuất khẩu. Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Tô Hoài Nam cho rằng, doanh nghiệp nhỏ và vừa tuy đông, nhưng khu vực này chưa mạnh và chưa thể “tự lớn”. Bởi khu vực này còn hạn chế về vốn hoạt động, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ tiên tiến, kĩ năng quản trị chưa bài bản, khó tiếp cận tín dụng và bảo lãnh. Việc tìm kiếm thị trường, được hỗ trợ thông tin, pháp lý và chủ động đáp ứng các tiêu chuẩn hàng hóa, dịch vụ để có thể cạnh tranh trước xu thế mở cửa hội nhập cũng hết sức khó khăn… Vì thế rất ít doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ điều kiện trở thành đối tác tham gia vào các chuỗi cung ứng giá trị, cũng như chưa phát huy được các thế mạnh vốn có nên không tạo được hiệu ứng phát triển lan tỏa từ khu vực đầu tư nước ngoài. Kể cả các ngành vốn có lợi thế cạnh tranh rất tiềm năng của Việt Nam như: dệt may, da giày, đồ gỗ, chế biến thực phẩm, cơ khí chế tạo, điện tử… vẫn phụ thuộc nhiều về nguyên phụ liệu, công nghệ nhập ngoại. Nhất là sắp tới Việt Nam tham gia AEC và sẽ gia nhập TPP, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa càng phải đối mặt với nhiều thách thức, trở ngại khi xuất khẩu hàng hóa, năng suất lao động… Theo đó, theo nhiều đại biểu tham dự hội thảo, Nhà nước cần tạo điều kiện để hỗ trợ khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. TS Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội cho rằng, doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không thể xin vay đủ vốn từ nguồn chính thức nên một chính sách tài chính cho khu vực này nên được dựa trên nguyên nhân cơ bản của việc tiếp cận tài chính yếu ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, để đối tượng này thuận lợi tiếp cận vốn vay thì cần có sự góp sức từ nhiều phía bao gồm cả doanh nghiệp, ngân hàng, Nhà nước và các hiệp hội, phòng thương mại và công nghiệp… Ngoài ra, theo TS Trần Du Lịch, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu quốc hội TP.HCM, việc cải cách, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước không chỉ vì phát triển của nó mà chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. |