Đây là lần đầu tiên UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng VBF xây dựng một diễn đàn để các lãnh đạo ở các địa phương,ồChíMinhtổchứcđốithoạichínhsáchcảithiệnthủtụcđầutưkết quả pohang steelers chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp cùng thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Sự kiện sẽ tập trung vào các khu vực kinh tế trọng điểm như: TP. Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ. Thông qua chương trình sẽ giúp thành phố lắng nghe những ý kiến đóng góp từ cộng đồng doanh nghiệp FDI về môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; khuyến khích nhà đầu tư có sự cam kết đầu tư dài hạn, chiến lược tại thành phố và các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. |
Tại buổi đối thoại, cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho rằng, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam đã tích cực hỗ trợ những đề xuất mà cộng đồng doanh nghiệp FDI đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải thay đổi để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư vào Việt Nam. Ý kiến tại buổi đối thoại, ông Seck Yee Chung - Đồng Trưởng nhóm Đầu tư và thương mại VBF cho biết, theo quy định, đối với một ngành mà Việt Nam không cam kết trong bất kỳ điều ước quốc tế nào, nếu pháp luật Việt Nam không có quy định hạn chế tiếp cận thị trường đối với ngành đó và không có điều kiện nào ngay cả khi áp dụng đối với nhà đầu tư trong nước, thì họ vẫn có quyền thực hiện kinh doanh lĩnh vực đó, tại thị trường Việt Nam. “Tuy nhiên, trên thực tế, khi xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho hoạt động đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực chưa có cam kết trong các điều ước quốc tế, vẫn có nhiều vướng mắc từ các cơ quan có thẩm quyền khi đưa ra quan điểm còn quá khuôn khổ trong việc chấp thuận cho nhà đầu tư, mặc dù giải trình đã nêu rõ ràng và đầy đủ về việc tuân thủ pháp luật Việt Nam. Điều này đã gây ra nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài, có thể ảnh hưởng đến bối cảnh đầu tư chung vào Việt Nam” - ông Seck Yee Chung nhấn mạnh. Còn ông Trần Anh Đức - Đồng Trưởng nhóm Đầu tư và thương mại VBF, cũng nêu ra một số vướng mắc về chuyển đổi phương tiện vận tải truyền thống sang xe điện; hạ tầng hàng không, việc tắc nghẽn tại cửa khẩu hàng không quốc tế ảnh hưởng đến trải nghiệm của các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài khi đến Việt Nam. Các doanh nghiệp cho rằng, Việt Nam vẫn thiếu một trung tâm logistics quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. | Cộng đồng doanh nghiệp FDI cho rằng, Việt Nam còn nhiều vấn đề vướng mắc trong thủ tục thu hút đầu tư. Ảnh Nguyễn Lạc. |
Trước ý kiến của các nhà đầu tư, ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, thành phố và các tỉnh thành sẵn sàng hợp tác, đồng hành cùng các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp FDI trong giải quyết các vấn đề khó khăn vướng mắc liên quan đến chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp FDI nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, khuyến khích nhà đầu tư có sự cam kết đầu tư dài hạn, chiến lược tại thành phố và vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. | Đối thoại chính sách 2024. Ảnh Nguyễn Lạc |
Ông Võ Văn Hoan cũng cam kết, thành phố đã và đang xây dựng các định hướng và chính sách nhằm tạo động lực cho tăng trưởng bền vững, tối ưu hóa kinh tế, công nghệ và năng lượng. Trong đó, hướng chính sách là tập trung thúc đẩy các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, đặc biệt là các lĩnh vực công nghệ cao, dịch vụ tài chính xanh và công nghiệp xanh; khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang các mô hình sản xuất tiên tiến, sạch và bền vững./. |