Ban soạn thảo luật đã bổ sung quy định về áp dụng hóa đơn điện tử,áđơnđiệntửGiảiphápngănchặnmuabánhoáđơnkhốtruc bong đa chứng từ điện tử vào dự thảo luật Quản lý thuế sửa đổi. Ảnh: Thuỳ Linh “Lỗ hổng” chính sách |
Do việc sử dụng hóa đơn giấy dễ dãi (đặt in, tự in hóa đơn giấy, không có sự kết nối dữ liệu về hóa đơn với cơ quan Thuế), một số đối tượng đã lợi dụng sự "thông thoáng" này để thành lập nhiều doanh nghiệp, hoặc mua lại các doanh nghiệp không kinh doanh trên thực tế nhưng được sử dụng hóa đơn để xuất hóa đơn khống, sử dụng hóa đơn lòng vòng nhằm mục đích được khấu trừ, hoàn khống thuế GTGT hoặc rút tiền thanh toán từ ngân sách nhà nước... | |
Thành lập công ty “ma”, mua bán hoá đơn trái phép là vấn nạn gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước và bức xúc trong dư luận xã hội. Điển hình phải kể đến những vụ việc mà báo chí đã đưa tin trong thời gian gần đây như: Phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh Bắc Giang quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Đức Trọng (xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) về hành vi mua bán trái phép gần 700 hóa đơn GTGT với giá trị khống gần 200 tỷ đồng; hay như vụ việc Nguyễn Thị Huyền (trú tại số nhà 44, Liên khu 8 Khu đô thị mới Đông Sơn, phường An Hoạch, TP.Thanh Hóa) thành lập 12 công ty với mục đích mua bán hoá đơn thuế GTGT, thu lời bất chính tổng giá trị gần 300 tỷ đồng, gây thất thoát gần 30 tỷ đồng tiền thuế… Đây chỉ là 2 trong những vụ việc mua bán hoá đơn trái phép điển hình xảy ra trong tháng 8 vừa qua đã bị cơ quan Công an phát hiện và điều tra. Điều này cho thấy còn nhiều “lỗ hổng” trong quản lý của cơ quan chức năng, nhất là cơ quan Thuế.Theo chia sẻ của một cán bộ quản lý thuế lâu năm, hiện nay, việc thành lập doanh nghiệp phải trải qua nhiều khâu quản lý hành chính nhà nước. Trước tiên, phải được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp, sau đó khai báo thành lập công ty rồi đăng ký mã số thuế tại cơ quan Thuế. Cơ quan Thuế phải có giải pháp, phải thẩm tra cấp mã số thuế, hàng tháng phải kiểm soát hoạt động kinh doanh của số doanh nghiệp này. Ngoài ra, còn phải có sự xác nhận của chính quyền địa phương và những nơi để thành lập công ty này. Điều đáng nói là sau khi doanh nghiệp được cấp phép, quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn của doanh nghiệp lại khá dễ dãi. Cụ thể, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Doanh nghiệp được trao quyền tự chủ trong việc đặt in hóa đơn, tự in hóa đơn; cho phép doanh nghiệp được tự in hóa đơn trực tiếp từ phần mềm máy tính; bổ sung hình thức hóa đơn điện tử…”. Quy định này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp "ma" lợi dụng. Theo Tổng cục Thuế, thời gian qua, công tác quản lý hoá đơn của doanh nghiệp đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Đáng chú ý trong số đó là quy định về in, phát hành, sử dụng hóa đơn áp dụng đối với hóa đơn giấy theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP đã không còn phù hợp với bối cảnh triển khai thủ tục hành chính điện tử. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP cũng chưa tạo điều kiện pháp lý đầy đủ cho việc triển khai rộng rãi, phổ biến áp dụng hoá đơn điện tử trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tới gần và thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế đã có chuyển biến rõ rệt so với các năm trước. “Siết” mua bán hoá đơn Thực tế đòi hỏi cơ chế chính sách quản lý thuế hiện nay phải “chuyển động” kịp với sự phát triển của kinh tế và công nghệ. Tại dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) với mục tiêu bảo vệ, nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế, nâng cao năng lực của cơ quan Thuế, Ban soạn thảo Luật đã bổ sung quy định về áp dụng hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử vào Dự thảo Luật. Theo đó, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan Thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan Thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan Thuế quy định. Khi lập hóa đơn điện tử phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Dự thảo Luật cũng quy định việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, kế toán, thuế và quy định của pháp luật thuế, pháp luật kế toán. Dữ liệu hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử để phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin hóa đơn điện tử cho các tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc cấp mã xác thực của cơ quan Thuế trên hóa đơn điện tử dựa trên thông tin của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức khác và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn. Luật sư Nguyễn Hưng, Công ty Luật TNHH The Light cho rằng, việc đưa hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử vào trong luật đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế có thể chủ động khởi tạo hóa đơn điện tử, không phải mua hóa đơn giấy. Hơn nữa, việc sử dụng hóa đơn điện tử đã đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa của ngành Thuế, phù hợp với sự phát triển của thời đại công nghệ thông tin đang bùng nổ hiện nay. “Ngoài sự cần thiết phải đưa vào luật những quy định về hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử, thì các quy định của luật là khá chặt chẽ, đảm bảo cơ quan Thuế có thể quản lý, giám sát tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp, hạn chế việc mua bán hóa đơn bất hợp pháp như hiện nay”, luật sư Nguyễn Hưng chia sẻ. Còn theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính, việc chuyển đổi từ giao dịch sử dụng hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử là yêu cấu tất yếu của một hệ thống thương mại hiện đại, minh bạch và góp phần đáng kể trong việc hạn chế doanh nghiệp "ma" chuyên mua bán hóa đơn khống. Việc này cũng sẽ giúp ngành Thuế “quản” được việc phát hành hóa đơn của người nộp thuế, hỗ trợ tích cực cho công tác đối chiếu, xác minh hóa đơn để qua đó phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Chính phủ vừa ban hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP (NĐ 119) quy định về hóa đơn điện tử (HĐĐT) khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/11/2018. Nghị định này quy định nhiều lĩnh vực, ngành hàng phải lập HĐĐT có mã số của cơ quan Thuế hoặc HĐĐT không có mã của cơ quan Thuế để giao cho người mua. Theo đó, HĐĐT gồm hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT), hóa đơn bán hàng tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử...Các loại hóa đơn phải xây dựng theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan Thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Các đối tượng phải áp dụng HĐĐT khi bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan Thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. |
|