【nhận định trận hàn quốc】Ứng dụng công nghệ cao: Bước tiến cho lâm nghiệp bền vững
Công nghệ cao nâng cao chất lượng sản xuất
Việc áp dụng công nghệ 4.0 đã tạo ra những thay đổi đáng kể trong ngành lâm nghiệp. Sử dụng phần mềm giám sát,ỨngdụngcôngnghệcaoBướctiếncholâmnghiệpbềnvữnhận định trận hàn quốc quản lý dữ liệu từ xa, và hệ thống tự động hóa ở nhiều khâu giúp tối ưu hóa sản xuất và giảm chi phí. Các ứng dụng kỹ thuật số hiện đại cho phép giám sát, dự đoán rủi ro thiên tai, và quản lý bảo vệ rừng, bao gồm dự báo sạt lở đất và phát hiện nạn chặt phá rừng, từ đó nâng cao độ an toàn và bền vững của các khu rừng.
Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Trần Quang Bảo nhấn mạnh rằng với diện tích đất rừng không còn nhiều để mở rộng, giải pháp trọng tâm là tăng năng suất, chất lượng rừng thông qua việc chọn tạo giống cây trồng có năng suất cao và áp dụng công nghệ sinh học. Hiện nay, sản lượng rừng trồng trung bình tại Việt Nam là 15-18m³/ha/năm, con số này vẫn thấp so với tiềm năng, cần có những cải tiến công nghệ.
Ứng dụng công nghệ cao trong phát triển lâm nghiệp bền vững.
Một trong những thành tựu nổi bật là công nghệ nuôi cấy mô để nhân giống keo, bạch đàn và các loài cây lâm sản có giá trị kinh tế. Các nhà nuôi cấy mô trên cả nước sản xuất hàng năm hơn 120 triệu cây giống chất lượng cao, góp phần đáng kể vào việc cải thiện năng suất và chất lượng rừng trồng.
Hệ thống iTwood, do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phát triển, từ năm 2017 đã giúp tổ chức và phát triển chuỗi cung gỗ hợp pháp. Hệ thống này không chỉ minh bạch hóa thông tin về nguồn gốc gỗ mà còn hỗ trợ quản lý mã số vùng trồng rừng, giám sát cháy rừng và chứng nhận tín chỉ carbon. Theo Quyết định số 2260/QĐ-BNN-LN ngày 9/7/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang và Yên Bái đã thí điểm cấp mã số vùng trồng, đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Sau 4 tháng triển khai, có 3 tỉnh cấp mã số cho 1.500 chủ rừng với tổng diện tích 3.350 ha được chứng nhận. Đến nay, diện tích đăng ký mã số vùng trồng trên toàn quốc đã lên tới 67.000 ha, với 1.569 chủ thể, từ các hộ gia đình đến doanh nghiệp chế biến gỗ.
Định hướng phát triển bền vững
PGS.TS Phùng Văn Khoa - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp, cho biết ứng dụng công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo và viễn thám đang mở ra những hướng đi mới cho ngành lâm nghiệp. Nhờ công nghệ, các nguồn tài nguyên rừng được giám sát chính xác, bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả, đồng thời hỗ trợ phục hồi và mở rộng rừng tự nhiên.
Cục Lâm nghiệp cũng đang xây dựng hệ sinh thái số toàn diện, quản lý từ khâu bảo vệ rừng đến khai thác tài nguyên. Các giải pháp cụ thể bao gồm đầu tư hạ tầng kỹ thuật số, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu lâm nghiệp, và hợp tác quốc tế nhằm huy động nguồn lực cho chuyển đổi số. Những bước tiến này hứa hẹn sẽ tăng cường hiệu quả quản lý rừng, thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.
Sự chuyển đổi này không chỉ nâng cao giá trị kinh tế mà còn giúp ngành lâm nghiệp đáp ứng các cam kết quốc tế về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Duy Trinh(t/h)
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/691f297141.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。