【ket qua aston】Nền kinh tế sẽ có lợi trong kiểm soát CPI khi giá dầu giảm

[Cúp C1] 时间:2025-01-26 01:01:01 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:122次
nen kinh te se co loi trong kiem soat cpi khi gia dau giamĐừng mong giá xăng trong nước giảm mạnh khi giá dầu thô lao dốc
nen kinh te se co loi trong kiem soat cpi khi gia dau giamGiá dầu giảm sốc,ềnkinhtếsẽcólợitrongkiểmsoátCPIkhigiádầugiảket qua aston cổ phiếu dầu khí cũng “lao đầu”
nen kinh te se co loi trong kiem soat cpi khi gia dau giamViệt Nam có nên mua dầu dự trữ khi giá âm?
nen kinh te se co loi trong kiem soat cpi khi gia dau giam
Cổ phiếu nhiều DN họ dầu giảm mạnh khi giá dầu thô sụt giảm kỷ lục. Ảnh: Internet.

Tác động đến sản xuất và tiêu dùng trong nước

Vừa qua, giá dầu WTI đã sụt giảm kỷ lục trong lịch sử khi xuống dưới 1 USD/thùng trong bối cảnh Nga và các nước OPEC vừa có thỏa thuận lịch sử cắt giảm sản lượng khai thác 10 triệu thùng/ngày.

Đánh giá về tác động tới kinh tế Việt Nam, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, Việt Nam là nước NK khá nhiều dầu thô để chế biến và NK xăng dầu để sử dụng cho sản xuất và tiêu dùng. Do đó, việc giá dầu sụt giảm sẽ tác động đến sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Xăng dầu là nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành kinh tế, việc giảm giá xăng dầu làm cho chi phí sản xuất giảm, giá thành sản phẩm giảm, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Cũng theo ông Nguyễn Bích Lâm, giá xăng dầu giảm cũng tác động làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm, nền kinh tế sẽ có lợi trong kiểm soát CPI. Thực tế, trong mấy tháng vừa qua, giá xăng dầu giảm là yếu tố quan trọng khiến chỉ số giá tiêu dùng của cả nước tháng 2, 3 và 4 giảm, giúp cho CPI bình quân của quý I và 4 tháng đầu năm 2020 giảm dần so với CPI bình quân của tháng 1 và 2 tháng đầu năm 2020.

“Điều này giúp cho việc kiểm soát lạm phát của nền kinh tế có khả năng thấp hơn mục tiêu 4% của Quốc hội đặt ra”, ông Nguyễn Bích Lâm nói.

Liên quan đến việc xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh giá dầu thô giảm sâu, đại diện Tổng cục Thống kê cho rằng, giá xăng dầu giảm trong giai đoạn rất đặc biệt. Trong lịch sử chưa bao giờ giá dầu giảm sâu như vậy.

Chưa kể, trong bối cảnh tất cả nền kinh tế trên thế giới đều đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 mọi hoạt động ngừng trệ, khả năng tiêu thụ xăng dầu cần thời gian dài để phục hồi bằng mức khi nền kinh tế hoạt động bình thường như trước khi xảy ra dịch.

“Do đó, dầu thô giảm giá vào thời điểm này không có tác dụng thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, sẽ không tác động đến nền kinh tế của các nước trên thế giới và Việt Nam. Tôi nhấn mạnh, giá xăng dầu giảm sâu sẽ chỉ tác động khi nền kinh tế bình ổn”, ông Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh.

Cổ phiếu DN "họ dầu" giảm mạnh

Trước đó, nhóm chuyên gia đến từ Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cũng đã có báo cáo đánh giá về tác động của việc giảm giá xăng dầu tới kinh tế Việt Nam.

Các chuyên gia của Viện BIDV cho rằng, đối với Việt Nam, việc giá dầu thế giới tiếp tục giảm trong năm 2020 có những tác động tích cực lẫn tiêu cực đối với nền kinh tế.

Với tác động tích cực, trước hết, giá dầu giảm làm giảm chi phí NK xăng dầu, qua đó giúp giảm nhập siêu cũng như tiết kiệm cho Việt Nam một lượng ngoại tệ NK xăng dầu, nhất là trong bối cảnh Việt Nam nhập siêu xăng, dầu từ năm 2015 đến nay.

Dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan, các chuyên gia cho biết, nhập siêu xăng dầu năm 2019 của Việt Nam là 5,6 tỷ USD. Như vậy, việc giá dầu giảm là yếu tố tích cực giúp Việt Nam giảm chi phí NK xăng dầu.

Hai là, giá dầu giảm tác động tích cực đối với tiêu dùng của người dân và hoạt động của DN. Nhờ giá xăng dầu giảm, người dân tiết kiệm được chi phí, nhất là chi phí giao thông, từ đó tăng tiêu dùng cho nền kinh tế.

Về phía DN, đặc biệt là các DN vận tải, giá xăng dầu giảm giúp giảm chi phí đầu vào, góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, cũng như cải thiện lợi nhuận nói chung.

Ba là, giá xăng dầu giảm, làm giảm áp lực lên lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Đánh giá về tác động tiêu cực, các chuyên gia Viện BIDV cho rằng, trước hết, giá dầu giảm làm giảm nguồn thu NSNN từ dầu thô.

Do vai trò và tỷ trọng thu từ dầu thô trong tổng NSNN đã giảm nên ảnh hưởng của việc giảm giá dầu đến ngân sách là không nhiều, song khi giá dầu giảm mạnh (đặc biệt giảm mạnh hơn so với giá dự toán), sẽ dẫn tới nguồn thu ngân sách giảm sẽ khiến cân đối ngân sách khó khăn hơn, làm tăng thâm hụt ngân sách, nợ công…

Hơn nữa, việc giảm giá dầu tác động tiêu cực đến ngành khai khoáng, nhất là dầu khí, hiện đang đóng góp khoảng 7,8% trong cơ cấu GDP. Đối với một số DN mà khai thác dầu khí là hoạt động cốt lõi như PVN, PVD, GAS… thì giá dầu giảm xuống thấp sẽ làm giảm nguồn doanh thu, từ đó ảnh hưởng đến kế hoạch khai thác, thăm dò của năm 2020, cũng như các năm tiếp theo.

Ngoài ra, một số DN dầu khí niêm yết còn chịu ảnh hưởng do giá cổ phiếu giảm mạnh và phải chịu sức ép thoái vốn từ các nhà đầu tư.

Thực tế thì giá dầu thế giới giảm sốc đã tác động mạnh tới thị trường chứng khoán Việt Nam, làm cho cổ phiếu DN ngành dầu khí lao dốc.

Thông tin từ HNX cho thấy, kết thúc phiên giao dịch ngày 21/4, cổ phiếu ngành dầu khí chìm trong sắc đỏ. Một loạt cổ phiếu mã GAS, PLX, PVS, BSR... chịu thiệt hại nặng nề.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接