当前位置:首页 > Cúp C2 > 【vòng loại u21 hôm nay】DN nhỏ nỗ lực nâng cao công nghệ trước cách mạng 4.0

【vòng loại u21 hôm nay】DN nhỏ nỗ lực nâng cao công nghệ trước cách mạng 4.0

2025-01-10 16:19:43 [Thể thao] 来源:Empire777

dn nho no luc nang cao cong nghe truoc cach mang 40

Các DN phải tìm cách thay đổi công nghệ nhưng vẫn cần sự hỗ trợ phát triển từ cơ quan quản lý. Ảnh: Hồng Nụ.

Bắt kịp xu thế

Ông Hà Quyết Thắng,ỏnỗlựcnângcaocôngnghệtrướccáchmạvòng loại u21 hôm nay Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại Kim Long (DN chuyên sản xuất, chế tạo phụ tùng cơ khí, khuôn mẫu) cho biết, DN đã phải đầu tư, mua sắm thêm nhiều trang thiết bị mới. DN đã đầu tư mua thêm 2 máy chế tạo công nghệ mới từ Nhật Bản, mỗi máy trị giá 150 triệu yên, tương đương khoảng 4 tỷ đồng chưa kể tiền thuế các loại. Nhờ việc mua thiết bị này, DN đã mở rộng, nâng cao năng lực; hơn nữa, đây là loại máy hiện đại nhất, có tính chính xác cao nên giúp DN tăng sản lượng sản phẩm nhưng giảm thời gian giao hàng, đáp ứng yêu cầu từ các đối tác đến từ Nhật Bản.

Đối với những DN có tiềm lực tài chính vững mạnh hơn, sự thay đổi về mặt công nghệ càng quyết liệt. Ngoài việc đầu tư máy móc, thiết bị để sản xuất tự động hóa 100%, nhiều DN còn phát triển theo mô hình nhà máy thông minh, sử dụng trí tuệ nhân tạo để điều khiển, sản xuất. Tiêu biểu như Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất giày Thái Bình, đã trang bị thiết bị công nghệ mới như máy may lập trình, máy thêu vi tính, máy cắt laser… nhằm tự động hóa các công đoạn sản xuất; giúp tăng chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và hạn chế rủi ro trong một vài công đoạn sản xuất cho nhân công.

Có thể thấy, việc đầu tư như trên đã và đang trở thành xu thế chung của nhiều DN Việt Nam khi công nghệ, thiết bị liên tục thay đổi. Nhất là khi Chính phủ nước ta đã xác định, DN vừa là trung tâm, vừa là động lực phát triển của công nghệ mới, công nghiệp thông minh và trong thương mại hóa, ứng dụng thành công các thành tựu khoa học - công nghệ vào thực tiễn đời sống. Do đó, các DN không thể đứng ngoài cuộc, nếu không sẽ lạc hậu về công nghệ và nhanh chóng rời bỏ “cuộc chơi” trên thương trường.

Vì thế, trong thời gian qua, các cơ quan quản lý đã có nhiều chỉ đạo nhằm đẩy mạnh sự phát triển của DN trong cuộc cách mạng công nghiệp. Đơn cử như chỉ thị của Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã yêu cầu cải thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của DN, tạo điều kiện cho DN nhanh chóng hấp thụ và phát triển được các công nghệ sản xuất mới. Đặc biệt trong đó phải tập trung thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia theo hướng xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp để phát triển mạnh mẽ DN khởi nghiệp sáng tạo.

Tạo thế "gọng kìm"

Mặc dù hiểu được tầm quan trọng của việc thay đổi công nghệ của DN trước các cuộc cách mạng công nghiệp, nhưng vấn đề là các DN Việt Nam còn nhiều hạn chế để có thể thay đổi, bắt kịp xu hướng. Nhất là khi các DN Việt Nam hầu hết là DN nhỏ và vừa, tiềm lực về tài chính cũng như kinh nghiệm quản lý đều thiếu và yếu.

Để mua được 2 thiết bị sản xuất cơ khi chính xác, ông Hà Quyết Thắng cho biết, DN đã phải đi vay tới 70% giá trị sản phẩm. Nhưng nếu vay ngân hàng với lãi suất 9,5%/năm thì chi phí của DN đội lên khá nhiều, vì thế, DN đã tiếp cận được với nguồn vốn từ Quỹ phát triển DN nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nên được vay với lãi suất 7% trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, theo ông Thắng, không phải DN nào cũng có thể tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ, với ngân hàng và các quỹ hỗ trợ DN chỉ đồng ý phát vốn khi DN đã có uy tín trong kinh doanh, có lịch sử làm việc chất lượng.

Ngoài nhu cầu về vốn, các DN còn cần nhiều sự hỗ trợ khác từ phía cơ quan quản lý, nhưng đa phần DN đánh giá vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn. Có DN phản ánh, cách đây 10 năm, UBND TP.HCM đã có chính sách hỗ trợ 10% thuế GTGT cho các DN nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ cao, các thiết bị này rất đắt tiền nền 10% thuế GTGT cũng là một sự hỗ trợ lớn về mặt tài chính; nhưng việc nhân rộng mô hình này trên toàn quốc vẫn là ước muốn của nhiều DN. Ngoài ra, các DN còn phản ánh về tình trạng thiếu thông tin thị trường, thương mại, các DN vẫn đang phải tự mày mò để sống.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định một số điều của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa và Nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Bà Hoàng Thị Hồng, Giám đốc Quỹ phát triển DN nhỏ và vừa cho biết, đây là lần đầu tiên khung pháp lý về hỗ trợ DN nhỏ và vừa được ban hành dưới luật với những quy định rất cụ thể để các cơ quan liên quan kịp thời ban hành cơ chế, tiêu chí hỗ trợ. Vì thế, trong thời gian tới, các cơ quan quản lý sẽ xác định được trọng tâm hỗ trợ, xây dựng thành những chương trình cụ thể. Tiêu biểu như sắp tới sẽ cho ra mắt ứng dụng về hỗ trợ DN khởi nghiệp sáng tạo trên điện thoại thông minh, giúp DN dễ dàng tra cứu, kết nối với cơ quan chức năng… để nhận được những chính sách hỗ trợ kịp thời.

Rõ ràng, các cơ quan quản lý đang làm hết sức để giúp DN có thể đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu của các cuộc cách mạng công nghiệp. Đây là sự cần thiết bởi kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đằng sau đội ngũ DN luôn là Chính phủ với nhiều hình thức hỗ trợ, giúp các DN phát triển bền vững, đủ sức cạnh tranh tại thị trường trong nước và quốc tế. Do vậy, cơ quan quản lý tìm được đúng cách, DN tìm được đúng hướng đi sẽ tạo thành “gọng kìm” cho sự phát triển của nền công nghiệp Việt Nam.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读