Trước đó,ẫunướcởMỹĐìnhIIchứachấtgâyungthưtỷ số và tỷ lệ châu á trong 2 ngày mùng 2 và 5/7, Trung tâm Y tế dự phòng (Sở Y tế Hà Nội) và Viện kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia đã tiến hành lấy 14 mẫu nước (bao gồm nước thô, nước qua xử lý tại Trạm, nước lấy ở hộ dân) để xét nghiệm hàm lượng thạch tín. Đến nay, trong 13 mẫu được kiểm tra thì cả 13 mẫu đều có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng cho phép. Chiếu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành năm 2009, giới hạn hàm lượng thạch tín cho phép trong nước chỉ là 0,01mg/l thì 100% các mẫu nước này đều không an toàn về hàm lượng thạch tín. Cụ thể, hàm lượng thạch tín dao động từ 0,018mg/l đến 0,079mg/l. Như vậy, các mẫu nước ở Trạm cấp nước Mỹ Đình II có thạch tín vượt ngưỡng từ 2 - gần 8 lần.Trước tình trạng này, Sở Y tế Hà Nội đề nghị Sở Xây dựng yêu cầu Công ty HUDS dừng hoạt động cấp nước của Trạm cấp nước Mỹ Đình II. Trạm cấp nước Mỹ Đình II chỉ được phép tiếp tục hoạt động khi chất lượng nước cung cấp đảm bảo theo đúng qui định. Trong thời gian dừng hoạt động, Công ty HUDS có trách nhiệm đảm bảo việc cung cấp nước đầy đủ để người dân sử dụng. Trước đó, từ ngày 27-30/6 Bộ Y tế đã tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng nước tại 16 nhà máy nước và 07 trạm cấp nước trên địa bàn Hà Nội, trạm cấp nước khu đô thị Nam Đô; chất lượng nước cấp sau đồng hồ tại một số hộ gia đình tại 06 quận nội thành với tổng số mẫu là 196 mẫu (Trong đó 30 mẫu lấy tại các nhà máy, trạm cấp nước và 166 mẫu lấy tại các hộ gia đình). Kết quả xét nghiệm mẫu nước cho thấy có một số mẫu nước không đạt các chỉ tiêu chất lượng theo QCVN 01:2009/BYT. Kết quả xét nghiệm tại 16 nhà máy nước và 07 trạm cấp nước đánh giá 107 chỉ tiêu (theo QCVN 01/2009) có 05/107 chỉ tiêu không đạt: Chỉ tiêu Asen có 1/20 cơ sở cấp nước là trạm cấp nước Mỹ Đình II có nồng độ cao hơn 1,82 lần ngưỡng cho phép (xét nghiệm thực tế 0,0182 mg/L); Chỉ tiêu Clo dư (20/20 cơ sở cấp nước có nồng độ cao hơn ngưỡng cho phép và 150/155 mẫu lấy tại hộ gia đình thấp hơn ngưỡng cho phép) (mức dao động từ 0.02 - 1,33 mg/L); Chỉ tiêu Amoni (từ 0,02 - 7,89 mg/L) (có 7/20 cơ sở cấp nước và 15/155 mẫu tại hộ gia đình và pecmanganat (2,56 - 9,60 mg/L) (có 12/20 mẫu tại cơ sở cấp nước và 40/155 mẫu tại hộ gia đình). Hai chỉ tiêu không đạt này chủ yếu ở khu vực Quận Hoàng Mai); Mangan (0,361 mg/L) (có 1/20 cơ sở cấp nước cao hơn nồng độ cho phép, tại nhà máy nước Sơn Tây, cơ sở 1). Kết quả xét nghiệm tại Khu đô thị Nam Đô: Nước cấp từ công ty kinh doanh nước sạch cung cấp đến bể chứa của khu đô thị: 02 chỉ tiêu Clo dư và pecmanganat không đạt QCVN 01:2009/BYT. Nước từ bể đến các hộ gia đình: Tại các bể mái có sự tồn tại của vi sinh vật (coliform và coliform chịu nhiệt) ở mức độ thấp (dưới 50CFU/100ml) và không đạt chỉ tiêu nitrit. Tại hộ gia đình có 4/15 mẫu nước không đạt chỉ tiêu nitrit và 15/15 không đạt chỉ tiêu pecmanganat và clo dư. Theo Bộ Y tế, việc ăn nước nhiễm Asen lâu ngày có thể gây nhiều bệnh lý cho cơ thể, như xuất hiện mảng sừng dày trên da, rối loạn tiêu hóa, xơ gan, tăng huyết áp… Asen cũng là một trong những chất độc có thể gây ung thư. Thạch tín khi thâm nhập hàng ngày vào cơ thể kể cả ở hàm lượng thấp cũng gây tác nhân ung thưTheo PGS.TS.BS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, các tổn thương liên quan đến sử dụng nước nhiễm thạch tín để ăn uống chủ yếu là nhiễm độc mạn tính với các triệu chứng: tiêu chảy hoặc táo bón, ngứa, nổi ban đỏ, niêm mạc tổn thương, viêm lợi, viêm họng, viêm đường hô hấp trên và viêm màng kết hợp. Các triệu chứng về thần kinh như tê cóng, bỏng da, kiến bò kèm theo run, teo cơ, viêm nhiều dây thần kinh. Tổn thương da: viêm, loét dày sừng lòng bàn tay, bàn chân, biến đổi sắc tố da, sạm da, rụng tóc, rụng lông và tăng tỷ lệ ung thư da, phổi, bàng quang, xương sàng. Đối với người sau khi ăn, uống phải một lượng lớn thạch tín từ 0,3 – 30mg sẽ xảy ra nhiễm độc cấp, các triệu chứng thường bộc lộ trong vòng từ 30 – 60 phút và dẫn tới tử vong sau vài giờ hoặc vài ngày. Ngộ độc cấp tính thạch tín thường bắt đầu bằng một cảm giác thấy vị kim loại hoặc tỏi, bỏng rát môi và khó nuốt. Nôn dữ dội có thể xảy ra sau đó và có thể cuối cùng dẫn tới xuất huyết. Sau khi gây ra hàng loạt vấn đề ban đầu với dạ dày – ruột, nhiễm độc thạch tín có thể làm ngừng hoạt động của nhiều cơ quan, và dẫn đến gan to, rối loạn chuyển hóa melamin, tan máu, viêm dây thần kinh ngoại biên. Sau khi hấp thu thạch tín vào gan, thận, tim, xương, da, lông, tóc, móng, não và tích lũy một phần ở các tổ chức này. 75% Asen hấp thu được thải qua thận ra nước tiểu dưới dạng acid dimetylarsinic 65% và acid metylarsonic 20%. Vài phần trăm thải theo phân trong tuần lễ đầu tiên. Một số ít thạch tín hấp thu được thải ra qua sự bong da, lông, tóc, móng…. H. Thanh(t/h) Sơn màu nước trẻ em “ngậm” đầy độc chất |