【soi keo trực tiếp】Đột phá thể chế, đẩy mạnh đầu tư công để duy trì đà tăng trưởng

时间:2025-01-10 09:41:57 来源:Empire777
Đột phá thể chế, đẩy mạnh đầu tư công để duy trì đà tăng trưởng
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tăng trưởng bền vững hơn theo từng quý. Ảnh tư liệu

PV: Kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh đều phục hồi ở các lĩnh vực, ông có đánh giá gì về sự phục hồi này?

Đột phá thể chế, đẩy mạnh đầu tư công để duy trì đà tăng trưởng

PGS.TS Trần Hoàng Ngân: TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tăng trưởng bền vững hơn theo từng quý. Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) quý III/2024 tăng 7,33% (so với cùng kỳ năm trước), cao hơn 0,79 điểm phần trăm so với mức tăng quý I (quý I/2024 tăng 6,54%) và cao hơn 1,02 điểm phần trăm so với mức tăng quý II (quý II/2024 tăng 6,31%).

Mức tăng trưởng này cao hơn so với mức tăng trưởng 9 tháng năm 2023, đây cũng là nền tảng để mức tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục cao hơn trong quý IV/2024, đạt khoảng 8,5% - 9% và phấn đấu cả năm 2024 đạt khoảng 7,3% - 7,5%.

TP. Hồ Chí Minh vẫn là đầu tàu, là động lực quan trọng của cả nước và đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung của cả nước là khoảng trên 20%.

Kết quả này sẽ là tiền đề để chúng ta có thể tin rằng trong thời gian còn lại của năm 2024, kinh tế - xã hội của thành phố sẽ tiếp tục tăng trưởng khá.

PV:Thành phố cần tập trung nhóm giải pháp nào để duy trì đà tăng trưởng này những tháng cuối năm, thưa ông?

PGS.TS Trần Hoàng Ngân:Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh đã xác định có 3 mũi nhọn đột phá kiên trì đeo đuổi thời gian dài là thực hiện 3 đột phá chiến lược của cả nước.

Thứ nhất, về thể chế đã có bước cải thiện và thông thoáng hơn so với trước đây nhờ Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 31, trên cơ sở này Quốc hội cũng ban hành Nghị quyết 98 và Chính phủ cũng có Nghị định 84 về phân cấp, phân quyền cho thành phố ở một số lĩnh vực.

Thứ hai, về hạ tầng, TP. Hồ Chí Minh vốn dĩ là một đô thị đặc biệt cho nên luôn luôn áp lực bởi quá tải kết cấu - hạ tầng kinh tế xã hội. Trong nhiều năm qua, thành phố cũng đã đầu tư nhiều hơn cho hạ tầng kinh tế - xã hội. Các hạ tầng về giao thông, hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất, hạ tầng số, hạ tầng văn hóa - y tế - giáo dục được đầu tư đồng bộ, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững ở những năm tiếp theo.

Như chúng ta thấy, để làm được hạ tầng phải gắn với đầu tư công. Mặc dù đầu tư công của thành phố trong 9 tháng năm 2024 chỉ mới giải ngân được hơn 15 nghìn tỷ đồng, nhưng điều này không có nghĩa thành phố có đầu tư công ít. Bởi vì theo dữ liệu so sánh từ đầu nhiệm kỳ đến nay, chưa đầy 4 năm thành phố đã giải ngân 115.486 tỷ đồng. Con số này cao hơn so với đoạn 2016 - 2020 là 110.600 tỷ đồng.

Tôi cho rằng, với những quyết tâm của thành phố thì tiến độ giải ngân sẽ được bứt phá từ tháng 11 trở đi, đặc biệt là khâu thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng.

Thứ ba, về nguồn nhân lực, TP. Hồ Chí Minh vốn dĩ là trung tâm đào tạo của cả nước, có nhiều trường đại học, cao đẳng dạy nghề,…do đó, thành phố có nguồn nhân lực phong phú và đa dạng. Nhờ Nghị quyết 98, thành phố có các cơ chế để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao.

Với 3 đột phá chiến lược đang có sự chuyển biến tốt này, tôi tin rằng đây sẽ là nền tảng để TP. Hồ Chí Minh phục hồi mạnh mẽ và tăng trưởng trong thời gian tới.

PV:Không chỉ riêng TP. Hồ Chí Minh, kinh tế - xã hội cả nước ta cũng cho thấy có sự phục hồi rất tốt trong 9 tháng năm 2024. Để nền kinh tế đạt mức tăng trưởng đột phá trong thời gian tới, theo ông cần tập trung giải quyết những vấn đề cốt lõi nào?

PGS.TS Trần Hoàng Ngân:Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi rất tốt theo từng quý, vì thế khả năng quý IV/2024 vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, giúp cho kinh tế cả năm tăng trưởng ở mức khoảng 7%.

Về mặt thể chế, phải thông thoáng, Quốc hội cũng đang rà soát để ban hành luật phù hợp với tình hình diễn biến thực tiễn hiện nay. Như vậy, thể chế phải thích ứng và theo hướng phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho các địa phương. Đặc biệt, hiện nay cần quan tâm hơn đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, vì đây là những đơn vị chủ lực nên cần có thể chế đủ thoáng để có thể sử dụng vốn một cách hiệu quả và nhanh chóng đưa vào thị trường.

Về mặt hạ tầng, chúng ta cũng đang làm tốt. Việc ổn định kinh tế vĩ mô và giảm được nợ công xuống còn 37% GDP, sẽ tạo dư địa cho chúng ta tiếp tục nới lỏng chính sách tài khóa để có tiền tăng đầu tư công, đầu tư vào kết cấu kinh tế - xã hội đồng bộ là điều rất cần thiết. Đặc biệt, chúng ta cần quan tâm đến khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai lũ lụt vừa rồi.

Về nguồn nhân lực, cần có cơ chế tốt để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và thu hút các nhân tài đến từ nước ngoài. Thêm nữa, cũng cần đầu tư hạ tầng số để đẩy mạnh công nghệ số, phát triển khoa học công nghệ.

Để Việt Nam tăng tốc hơn trong giai đoạn tới, cũng cần dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phải dựa vào các động lực mới về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn và phải phát triển dựa trên thế mạnh của Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 100 triệu dân, cho thấy thị trường tiêu dùng trong nước đang rất lớn, vì thế chúng ta nên chú trọng vào việc phục vụ 100 triệu dân là yếu tố cần chú ý.

PV:Xin cảm ơn ông!

Đầu tư công sẽ tiếp tục hỗ trợ, dẫn dắt đầu tư tư nhân

Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, đầu tư công của TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục hỗ trợ đảm bảo được kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ. Có như vậy mới đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, giảm được chi phí logictics cho doanh nghiệp và thu hút được vốn đầu tư xã hội. Khi môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi sẽ dẫn dắt đầu tư khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài quay trở lại đầu tư vào các lĩnh vực mà TP. Hồ Chí Minh đang định hướng.

推荐内容