【nhận định bóng đá hạng 2 hàn quốc】Bình ổn thị trường, xử lý nghiêm vi phạm
(CMO) Ông Huỳnh Vũ Phong, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh Cà Mau, cho biết, tình trạng kinh doanh hàng cấm; sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn xảy ra trên địa bàn. Mặt hàng vi phạm chủ yếu là thuốc lá điếu, thực phẩm, thuỷ sản, sản phẩm công nghệ, thiết bị gia dụng, quần áo, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng, vật tư nông nghiệp...
Theo Ban Chỉ đạo 389, vấn đề cần được quan tâm là hoạt động kinh doanh, mua bán, vận chuyển tôm nguyên liệu có chứa tạp chất vẫn còn tiếp diễn ngày càng tinh vi; số lượng hàng hoá và trị giá lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, gây hại đến sức khoẻ, quyền lợi người tiêu dùng.
Điển hình như ngày 29/3/2022, trên đường Trần Hưng Đạo, Phường 5, TP Cà Mau, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh phối hợp Công an TP Cà Mau, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra, phát hiện phương tiện xe tải mang biển kiểm soát 50H-025.30 (xe của Công ty TNHH TTO Sài Gòn) do ông Bùi Hữu Phúc (sinh năm 1983, thường trú ấp An Thới, xã Tân An Thạnh, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) điều khiển, vận chuyển 2.171 thùng tôm nguyên con đông block, tổng trọng lượng 15.213,5 kg, có chứa tạp chất Agar, ước trị giá khoảng 3 tỷ đồng.
Đối tượng Nguyễn Kiều Diễm (sinh năm 1986, thường trú ấp Tân Hoá A, xã Hoà Thành, TP Cà Mau) thừa nhận là chủ lô hàng. Đối tượng thu mua tôm của các thương lái tại Cà Mau, thuê Công ty TNHH Phú Cường - Kiên Cường gia công, đông block, vận chuyển về TP Hồ Chí Minh bán lại cho thương lái Trung Quốc. Vụ việc trên đã được UBND tỉnh Cà Mau ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 6,2 tỷ đồng.
Lực lượng Cảnh sát biển xử lý 1 trường hợp vận chuyển xăng dầu không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp trên vùng biển Tây Nam vào những tháng đầu năm 2022.
Ông Huỳnh Vũ Phong cho biết, cùng với vi phạm trên lĩnh vực thuỷ sản, tình hình buôn lậu xăng dầu tại vùng biển Tây Nam vẫn còn diễn biến khó lường. Lợi dụng vùng biển giáp ranh, một số đối tượng, ngư dân hành nghề đánh cá trên biển móc nối với các tàu của nước ngoài vào vùng biển tiếp giáp để tổ chức sang mạn, chuyển tải xăng dầu sang các tàu của Việt Nam rồi vận chuyển vào vùng biển để bán lại cho các tàu cá. Một số đối tượng cải hoán tàu đánh bắt thành tàu chở dầu nhằm đối phó với lực lượng chức năng. Đây là những vi phạm khá phổ biến. Trên thực tế, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm.
Cụ thể, vào tháng 2/2022, trên vùng biển Tây Nam cách Tây Nam Côn Đảo khoảng 110 hải lý, lực lượng Cảnh sát biển tuần tra, kiểm soát phát hiện tàu cá mang số hiệu KG-95548-TS do ông Trần Thanh Tùng làm thuyền trường, trên tàu chở khoảng 100.000 lít dầu DO (theo lời khai của thuyền trưởng) không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Tổ tuần tra, kiểm soát đã lập biên bản vi phạm hành chính, tạm giữ tang vật, phương tiện và dẫn giải tàu KG-95548-TS về cảng Hải đội 421/Hải đoàn 42 Cà Mau để tiếp tục xác minh, xử lý theo quy định pháp luật. Tư lệnh Cảnh sát biển ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 42 triệu đồng, đồng thời tịch thu toàn bộ số dầu trên.
Tính từ giữa tháng 12/2021 đến đầu tháng 7/2022, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, phát hiện 550 vụ vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; xử lý vi phạm hành chính 517 vụ, khởi tố hình sự 33 vụ, liên quan 35 đối tượng; tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tiền truy thu thuế và bán hàng hoá tịch thu hơn 32 tỷ đồng.
Ông Huỳnh Vũ Phong thông tin, dự báo những tháng cuối năm, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, kinh doanh hàng cấm, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm trong thương mại điện tử... sẽ còn diễn biến phức tạp. Để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác này, góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững của địa phương, bảo đảm an sinh xã hội, bình ổn thị trường cung cầu hàng hoá, bảo vệ tốt quyền lợi người tiêu dùng, tỉnh tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Cùng với đó là làm tốt công tác tuyên truyền, thông tin kịp thời về tình hình giá cả thị trường, nhất là giá cả mặt hàng xăng dầu, gas, lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế.
"Song song đó, tổ chức các cuộc hội thảo tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của Nhân dân về tác hại của buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc. Qua đây, tạo sức lan toả sâu rộng để Nhân dân tích cực, chủ động phát hiện và tố giác các hành vi vi phạm pháp luật; vận động Nhân dân không tham gia, tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả", ông Huỳnh Vũ Phong cho biết thêm./.
Văn Đum
相关推荐
- Ngân hàng KBank giành giải thưởng Thẻ Tín dụng mới tốt nhất 2024
- 10 tháng, giá trị nắm giữ của khối ngoại tăng 22%
- AstraZeneca trao tặng thuốc trị giá 62,6 tỷ đồng hỗ trợ Bộ Y tế điều trị bệnh không lây nhiễm
- Tăng tính chủ động tài khóa thông qua dự báo trung hạn
- Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- Hải Phòng phân luồng xe vào thành phố đoạn Quốc lộ 5
- Ford Việt Nam ra mắt Ranger Raptor tại Triển lãm ô tô Việt Nam 2018
- BAOVIET Bank tăng gần 1.500 tỷ đồng huy động vốn sau 3 tháng khuyến mại