Điều kiện để kinh doanh chứng khoán phái sinh là gì?êntắcbùtrừthanhtoángiaodịchchứngkhoánphálịch thi đấu giải ngoại hạng nga | |
Kỉ lục mới trên thị trường chứng khoán phái sinh | |
Tháng 6, có phiên kỷ lục đạt hơn 305 nghìn hợp đồng giao dịch chứng khoán phái sinh |
Thành viên bù trừ có trách nhiệm trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ để bù đắp các tổn thất cho nhà đầu tư. |
Trách nhiệm trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ
Theo Dự thảo, với việc đóng góp vào quỹ bù trừ, trích lập các quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ của thành viên bù trừ, thành viên bù trừ có trách nhiệm đóng góp vào quỹ bù trừ bằng tiền hoặc chứng khoán. Hình thức đóng góp, mức đóng góp, phương thức quản lý và sử dụng quỹ bù trừ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Thành viên bù trừ có trách nhiệm trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ để bù đắp các tổn thất cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật, do sơ suất của nhân viên trong quá trình hoạt động. Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ được trích lập từ các khoản thu nghiệp vụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Ngoài ra, thành viên bù trừ có trách nhiệm trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ chứng khoán phái sinh để sử dụng trong các trường hợp thiếu hụt ký quỹ, mất khả năng thanh toán và các trường hợp khác theo quy định. Việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ chứng khoán phái sinh của thành viên bù trừ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Đối với việc ký quỹ của thành viên bù trừ, Dự thảo nêu rõ thành viên bù trừ phải ký quỹ đầy đủ và kịp thời trên tài khoản đứng tên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Tài sản ký quỹ của thành viên bù trừ bao gồm tiền, chứng khoán đủ điều kiện ký quỹ theo quy định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Việc ký quỹ của thành viên bù trừ được thực hiện đối với tất cả các vị thế mở đứng tên thành viên bù trừ, bao gồm vị thế mở của chính thành viên bù trừ và vị thế mở của nhà đầu tư, theo nguyên tắc sau: Mức ký quỹ được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tính toán cho vị thế mở trên từng tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư, thành viên bù trừ để xác định mức ký quỹ yêu cầu đối với từng nhà đầu tư của thành viên bù trừ; Tài sản mà nhà đầu tư ký quỹ với thành viên bù trừ được thành viên bù trừ sử dụng để ký quỹ cho vị thế của chính nhà đầu tư đó, không được sử dụng để ký quỹ cho nhà đầu tư khác hoặc cho vị thế của chính thành viên bù trừ.
Dự thảo nêu rõ, hàng ngày và trong các phiên giao dịch có giá chứng khoán biến động mạnh, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định mức ký quỹ yêu cầu trên từng tài khoản của nhà đầu tư và tài khoản của thành viên bù trừ, xác định tổng giá trị tài sản ký quỹ yêu cầu mà thành viên bù trừ phải ký quỹ và giá trị tài sản ký quỹ bổ sung của thành viên bù trừ (nếu có).
Thành viên bù trừ có trách nhiệm bổ sung ký quỹ hoặc đóng một phần hoặc đóng toàn bộ vị thế theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Trường hợp thành viên bù trừ không bổ sung đầy đủ, kịp thời, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền đóng một phần hoặc toàn bộ vị thế đứng tên thành viên bù trừ, bao gồm vị thế của chính thành viên bù trừ và vị thế của nhà đầu tư không nộp bổ sung ký quỹ đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Quản lý tài khoản, tài sản ký quỹ của nhà đầu tư
Tại dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính cũng quy định rõ về cách thức quản lý tài khoản, tài sản ký quỹ của nhà đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư phải ký quỹ đầy đủ và kịp thời cho thành viên bù trừ theo các điều khoản của hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh. Tài sản ký quỹ phải nằm trong danh mục tài sản được thành viên bù trừ chấp nhận ký quỹ.
Ngoài ra, hàng ngày và trong các phiên giao dịch có giá chứng khoán biến động mạnh, thành viên bù trừ tính toán lãi lỗ vị thế, đánh giá lại giá trị tài sản ký quỹ, bảo đảm nhà đầu tư luôn duy trì ký quỹ theo thỏa thuận tại hợp đồng và phù hợp với quy định pháp luật.
Nhà đầu tư cũng có trách nhiệm bổ sung ký quỹ theo yêu cầu của thành viên bù trừ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Trường hợp nhà đầu tư không bổ sung đầy đủ, kịp thời ký quỹ theo yêu cầu, thành viên bù trừ phải thực hiện các hoạt động theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp giá trị tài sản ký quỹ của nhà đầu tư lớn hơn mức ký quỹ theo yêu cầu của thành viên bù trừ, nhà đầu tư được rút bớt tài sản ký quỹ.
Theo Dự thảo, thành viên bù trừ phải quản lý tách biệt tài khoản và tài sản ký quỹ tới từng nhà đầu tư; tách biệt với tài khoản và tài sản ký quỹ của chính mình, tách biệt giữa tài sản ký quỹ cho giao dịch chứng khoán phái sinh và tài sản ký quỹ cho giao dịch chứng khoán cơ sở theo nguyên tắc: trường hợp tài sản ký quỹ là tiền, thành viên bù trừ phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, quản lý tách biệt tiền gửi ký quỹ tới từng nhà đầu tư. Thành viên bù trừ có trách nhiệm phối hợp với ngân hàng và yêu cầu ngân hàng cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác về số dư tiền trên tài khoản của nhà đầu tư. Còn với trường hợp tài sản ký quỹ là chứng khoán, thành viên bù trừ quản lý tài sản này ngay trên tài khoản lưu ký của nhà đầu tư tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Trường hợp thành viên bù trừ bị phá sản theo quy định pháp luật về phá sản, tài sản ký quỹ của nhà đầu tư không phải là tài sản của thành viên bù trừ, và không được sử dụng để xử lý theo quy định pháp luật về phá sản, không được phân chia cho các chủ nợ của thành viên bù trừ hoặc phân chia cho các cổ đông, thành viên góp vốn của công ty dưới mọi hình thức. Tài sản này chỉ được sử dụng để thanh toán, bảo đảm thanh toán cho vị thế mở của nhà đầu tư. Phần tài sản còn lại sau khi đã hoàn tất nghĩa vụ thanh toán của nhà đầu tư thì phải được hoàn trả ngay cho nhà đầu tư.