【nhan dinh granada】Tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công rất chậm

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu công cả nước 5 tháng đầu năm mới đạt trên 22% kế hoạch

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu công cả nước 5 tháng đầu năm mới đạt trên 22% kế hoạch. Ảnh minh họa

Đặc biệt,ếnđộthựchiệnvàgiảingâncácdựánđầutưcôngrấtchậnhan dinh granada nguồn vốn ODA giải ngân rất thấp, mới đạt gần 3%. Bộ Tài chính đang đề nghị các bộ, ngành, địa phương kiên quyết điều chuyển kế hoạch vốn từ các dự án không có hiệu quả, chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt.

Dịch Covid-19 lại tiếp tục cản trở tiến độ

Báo cáo từ các bộ, ngành, địa phương về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công cho thấy tỷ lệ còn thấp là do dịch Covid-19 bùng phát trở lại. Nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách, phong tỏa đã khiến tiến độ thi công nhiều dự án bị đình trệ. Do đó không có khối lượng nghiệm thu để làm thủ tục thanh toán với Kho bạc Nhà nước dẫn đến việc giải ngân kế hoạch vốn bị ảnh hưởng. Hơn nữa, thời gian này, giá cả vật liệu tăng cao đột biến, đặc biệt là thép xây dựng tăng giá cao đã làm ảnh hưởng đến huy động nguồn lực và tiến độ thi công của nhà thầu.

Đặc biệt, tỷ lệ giải ngân vốn ODA rất thấp có nguyên nhân là sự phản hồi của nhà tài trợ ODA khi được xin ý kiến rất chậm, đặc biệt là song phương. Đơn cử như nhà tài trợ Hàn Quốc tại Dự án KEXIM.1, nhà tài trợ Nhật Bản tại dự án JICA thời gian thẩm định và phê duyệt tài liệu đấu thầu của nhà tài trợ chậm (thường khoảng 1 tháng cho mỗi tài liệu trình) dẫn đến thời gian lựa chọn nhà thầu kéo dài hơn, chậm trao hợp đồng so với các dự án trong nước ít nhất 6 tháng.

Ngoài ra, dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh cơ cấu vốn do không được phép sử dụng vốn vay nước ngoài để thanh toán thuế đối với các dự án đã ký hiệp định vay nước ngoài, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư mất nhiều thời gian. Một số dự án chuyển tiếp đang điều chỉnh thời gian thực hiện như: Dự án y học từ xa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đang làm thủ tục gia hạn thời gian thực hiện; dự án Bệnh viện Chợ Rẫy cơ sở 2 sử dụng vốn ODA của Nhật Bản đang điều chỉnh hiệp định, điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi…

Kiên quyết điều chuyển vốn của dự án giải ngân chậm

Trước tình hình diễn biến dịch Covid-19 đang hết sức phức tạp và được dự báo là còn kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư nhất là nguồn vốn đầu tư kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Tại chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả. Từng bộ, ngành, địa phương phải tập trung rà soát kỹ, giảm mạnh số lượng dự án, nhất là các dự án khởi công mới; kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho” và chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công, phân nhiệm đi đôi với tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá thực hiện và khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là về thể chế, thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng. Đáng chú ý, chỉ thị cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kiên quyết cắt bỏ những dự án chưa thực sự cần thiết, kém hiệu quả.

Với trách nhiệm của mình, Bộ Tài chính cũng đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công các dự án được giao quản lý với một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên; đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công; thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương thực hiện rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn; thành lập tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn trong từng bộ, địa phương để xử lý các điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công gắn với trách nhiệm người đứng đầu; thực hiện đấu thầu qua mạng theo quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, lựa chọn nhà thầu đủ năng lực.

Đối với các dự án ODA, các bộ, ngành, địa phương cần bố trí đầy đủ, kịp thời vốn đối ứng theo cam kết; nâng cao hiệu quả công tác chuẩn bị dự án, bảo đảm sẵn sàng thực hiện khi dự án được phê duyệt.

Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ, ngành chủ trì xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 phối hợp với các đơn vị có liên quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và đề xuất phương án bố trí vốn năm 2021 để báo cáo cấp có thẩm quyền phân bổ vốn cho địa phương thực hiện.

Đặc biệt, Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ theo biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư công, đề xuất giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Nhiều bộ, ngành địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt thấp

Ngoài một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân cao, trên 25% kế hoạch như: Thái Bình (73,74%), Hưng Yên (47,22%); Kiểm toán Nhà nước (46,89%); Nam Định (45,17%); Thanh Hóa (44,39%); Hà Nam (41,46%) thì hầu hết các bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 15% như: Bắc Kạn mới đạt gần 7%; Cần Thơ mới đạt gần 9%... Đáng chú ý còn 8 bộ có tỷ lệ giải ngân dưới 1%.

Vân Hà

Cúp C2
上一篇:Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
下一篇:Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý