【tỷ số kosovo】10 năm, lương 'chạy' không kịp mức chi phí cuộc sống của người lao động
Khoảng chênh giữa lương tối thiểu,ămlươngchạykhôngkịpmứcchiphícuộcsốngcủangườilaođộtỷ số kosovo mức sống tối thiểu tăng
Đánh giá chung để chuẩn bị cho việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2026, các cơ quan Trung ương thống nhất nhận định, sau hơn 20 năm, tính từ 1993, qua 2 lần cải cách tiền lương (năm 1993 và năm 2004), dù tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh song đời sống người hưởng lương ít được cải thiện.
Theo Bộ LĐ-TB&XH với mức lương hiện nay, người lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp chỉ chi trả được 50% mức sống tối thiểu, trong khi giá cả sinh hoạt ngày càng leo thang. Con số này ở khu vực sản xuất dù có cao hơn nhưng cũng mới chỉ đạt 80% (tính đến 2020).
Thực tế, từ 2008, khi bắt đầu tách riêng lương khu vực công và khu vực doanh nghiệp (lương cán bộ công chức căn cứ trên lương cơ sở với hệ thống thang, bảng lương rất phức tạp và lương công nhân, người lao động tại doanh nghiệp căn cứ trên lương tối thiểu vùng) tới nay, lương khu vực doanh nghiệp được đánh giá là được cải cách, điều chỉnh tăng nhanh hơn lương khu vực công.
Cụ thể, lương tối thiểu vùng có mức tăng trung bình 8%/năm, nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động (xấp xỉ 4%/năm).
Liên tục hơn 10 năm, Chính phủ không ngừng quan tâm cải cách, điều chỉnh mức lương tối thiểu qua từng năm, góp phần cải thiện đời sống người lao động. Đơn cử, Chính phủ đã quyết định điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2013 với mức tăng 16-18% (thấp hơn so với mức tăng 35 -37% đã trình trong Đề án được Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI phê duyệt). Từ ngày 1/1/2015, Chính phủ đã quyết định điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng 14,2%. Năm 2016, lương tối thiểu vùng tiếp tục tăng 12,4%, năm 2017 tăng 7,3%.
Tuy nhiên, do nhiều khó khăn, 2 năm qua, từ 2020, lương tối thiểu vùng vẫn được giữ nguyên, lùi lộ trình tăng như kế hoạch. Trao đổi với PV Dân trí về việc này, Phó Trưởng ban Chính sách pháp luật Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Lê Đình Quảng - thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia nhấn mạnh lương tối thiểu không được điều chỉnh tương ứng, hiện không đảm bảo được ý nghĩa là để đáp ứng mức sống của người lao động và gia đình.
"Tiền lương tối thiểu vùng hiện không còn bảo vệ được người lao động yếu thế và có nguy cơ trở thành kẽ hở để doanh nghiệp lợi dụng, trả lương lao động thấp hơn" - ông Quảng nói.
Theo khảo sát của Trung tâm nghiên cứu quan hệ lao động, mức lương tối thiểu vùng I (cao nhất trong 4 vùng) hiện nay được duy trì từ năm 2020 là mức 4,42 triệu đồng/tháng mới đáp ứng được hơn 90% mức sống tối thiểu. Khoảng cách giữa lương tối thiểu và mức sống tối thiểu đã tăng quá mốc 10% trong năm 2021, do những khó khăn dịch bệnh khiến những chi phí cho y tế, giá cả thực phẩm, hàng hóa thiết yếu tăng cao trong khi lương vẫn bị "neo" ở mức cũ.
Lương tối thiểu để bảo vệ nhóm lao động yếu thế
Thống kê năm 2021 của Viện Công nhân, công đoàn: 21% người lao động phải ăn nhiều mì tôm hơn, 48% người lao động phải giảm lượng thịt hàng ngày, 22% người lao động phải chuyển từ việc mua sắm hàng ngày sang sử dụng thực phẩm do người thân cung cấp; 15% người lao động lựa chọn việc ăn gộp bữa, giảm bữa.
Trong một tương quan khác, 60% người lao động phải tiết kiệm triệt để các khoản chi; 11% phải vay mượn tiền của người thân: 0,3% phải vay lãi suất cao, tín dụng đen hoặc bán sổ bảo hiểm xã hội.
"Lương tối thiểu hiện quá thấp và còn nợ mức sống tối thiểu 11% nên dù có tăng qua các năm cũng không đủ để chạy theo chi phí đời sống" - ông Mai Đức Chính, nguyên Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia nhận xét.
Vấn đề khác, như ông Lê Đình Quảng đề cập, ông Chính chỉ rõ, lương tối thiểu hiện mất đi ý nghĩa để đảm bảo mức sống của người lao động vì thực tế, hàng tháng người lao động hầu hết đã nhận một khoản thu nhập cao hơn nhiều so với lương tối thiểu. "Neo" giữ mức lương này, theo đó, chỉ có ý nghĩa giúp doanh nghiệp kìm chi phí đóng bảo hiểm cho người lao động.
Mổ xẻ vấn đề đặt ra, TS. Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm UB Xã hội của Quốc hội cho rằng, tiền lương tối thiểu phải hướng đến mục tiêu bảo vệ nhóm lao động yếu thế, về bản chất là mức sống tối thiểu và là căn cứ giới hạn tối thiểu cho người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về tiền lương, đặc biệt đối với một số ngành, nghề lao động giản đơn.
Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, việc công bố mức lương tối thiểu chỉ ảnh hưởng khoảng từ 10% đến 20% người lao động thuộc nhóm có mức lương thấp nhất, làm việc trong những ngành, nghề yếu thế.
Trong điều kiện hiện tại của Việt Nam, với tỷ lệ lao động phổ thông còn khá lớn, cần thiết phải quy định mức lương tối thiểu vùng, nhưng trong tương lai, khi nhóm lao động có tay nghề tăng lên nên hướng đến việc chỉ công bố mức lương tối thiểu đối với nhóm ngành, nghề mà người lao động có khả năng rơi vào tình trạng yếu thế, hạn chế tối đa việc người sử dụng lao động lợi dụng lương tối thiểu như là lương tham chiếu để chi trả tiền lương không hợp lý.
"Với nguyên tắc tiền lương là giá cả của sức lao động, được hình thành theo cơ chế thị trường với sự thỏa thuận của các bên. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào mức tiền lương của người lao động, chỉ quy định mức tiền lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động" - TS Bùi Sỹ Lợi nhắc lại, Nhà nước xác định lương tối thiểu chính là mức sàn thấp nhất để các bên thương lượng về tiền lương.
(Theo Dân trí)
Đối tượng nào nghỉ hưu năm nay được hưởng lương hưu tối đa?
Đây là thông tin những lao động có ý định về hưu rất quan tâm.
(责任编辑:Cúp C1)
- Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
- Cảnh sát lập chốt ở đường lên Tam Đảo, 58 thanh thiếu niên cúi đầu nhận sai
- Quốc hội đồng ý chuyển hơn 110.000 tỷ đồng sang chi trả lương cơ sở năm 2025
- Đoàn xe 'hổ vồ' từ 7 mỏ khoáng sản cày nát tuyến đường do dân góp tiền làm
- Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại
- Hơn 308 tỷ đồng thiệt hại và lời khai của cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận
- Dự báo thời tiết 28/11/2024: Bắc Bộ hửng nắng nhưng rét hơn
- Cảnh sát lập chốt ở đường lên Tam Đảo, 58 thanh thiếu niên cúi đầu nhận sai
- Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại
- Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Không khí lạnh tăng cường lệch Đông, đêm đầu 18 độ
- Hà Nội xem xét quy định chi tiết cắt điện, nước công trình vi phạm xây dựng
- Bộ trưởng TN&MT: Thí điểm dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận đạt 5 điều kiện
- Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- Tin tức về thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (28/11
- Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- Bộ trưởng GTVT lý giải lo lắng đường sắt tốc độ cao chậm tiến độ như metro
- Dán băng dính sửa biển số rồi vô tư phạm luật khác nào 'gắp lửa bỏ tay người'
- Dự báo thời tiết ngày 24/11/2024: Nhiệt độ tiếp tục hạ, sắp đón đợt rét đầu mùa
- Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao
- Giám đốc công ty chè ở Lâm Đồng bị bắt tạm giam vì liên quan sai phạm đất đai