【lịch bđ hôm nay】Nghịch lý dòng chảy FDI vào nông nghiệp
Nghịch lý dòng chảy FDI vào nông nghiệp
Đang tồn tại một nghịch lý trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam.
Đó là dù các cấp, từ Trung ương tới địa phương rất quan tâm phát triển nông nghiệp, nhưng lĩnh vực tiềm năng, giàu lợi thế và quan trọng bậc nhất này mới thu hút chưa đến 1% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong khi mức trung bình trên thế giới vào khoảng 3%.
Tính đến hết năm 2019, vốn FDIvào nông nghiệp chỉ đạt 3,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng vốn FDI vào Việt Nam. Số lượng nhà đầu tư cũng chưa nhiều, trong đó, Đài Loan, quần đảo Virgin (Anh), Singapore, Thái Lan đã chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư FDI vào nông nghiệp Việt Nam.
Trước đó, vốn FDI vào nông nghiệpcũng rất ít. Minh chứng là trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2018, tỷ lệ vốn FDI vào nông nghiệp trong tổng vốn đầu tư vào Việt Nam lần lượt là 0,5 - 1 - 0,4 - 1,1 và 1%. Cùng với dòng vốn đầu tư FDI còn ít, là những dự án đầu tư nhỏ lẻ, tập trung chủ yếu vào chế biến thủy sản, hoa quả tại một số địa phương.
Điều đáng nói nữa là, trong khi Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á, thứ 15 thế giới về xuất khẩu nông sản và cả nước hiện có 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD/năm trở lên, một số mặt hàng có vị trí xuất khẩu cao trên thế giới như điều, hồ tiêu (đứng thứ nhất), cà phê (đứng thứ hai), gạo (đứng thứ ba)... nhưng hiện chưa có “đại gia” ngoại nào rót vốn vào các dự án đầu tư nuôi trồng cây nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ quy mô lớn tại Việt Nam.
Có lẽ, nguyên nhân chính và cũng là điểm nghẽn lớn nhất khiến nông nghiệp Việt Namchưa thu hút được nguồn vốn lớn, như nhận định của ông Vũ Xuân Đặng, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam (Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), là quỹ đất dành cho dự án FDI vào nông nghiệp hầu như không có. Quy định doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài không được thuê đất của người sử dụng đất đã khiến việc tiếp cận nguồn lực đất đai, hình thành diện tích đất có quy mô đủ lớn để thực hiện dự án FDI gần như “bất khả thi”.
Trong khi đó, một số địa phương có quỹ đất lại ưu tiên quy hoạch khu công nghiệp để tạo nguồn. Chưa kể, đầu tư vào nông nghiệp là lĩnh vực gặp nhiều rủi ro vì bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết, thiên tai, dịch bệnh; các dịch vụ hỗ trợ logistic và hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, chất lượng nguồn lao động Việt Nam còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới. Chính vì vậy, chỉ những doanh nghiệp mạnh về vốn và công nghệ nếu có ý định thì mới có khả năng tham gia cuộc chơi.
Thực tế cho thấy, nút thắt trong thu hút FDI vào ngành nông nghiệp chỉ được gỡ nếu chính sách về thuế, về đất đai, nhân lực và vốn có sự thay đổi.
Cụ thể, để đẩy mạnh thu hút FDI vào nông nghiệp, trước hết cần tạo hành lang pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài khi rót vốn vào ngành này, đồng thời thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, cần xem xét các chính sách hướng đến cho tích tụ đất đai, cũng như chính sách thu hút đầu tư tư nhân vào hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp.
Riêng về ưu đãi đầu tư, cần có chính sách ưu đãi thuế, có cơ chế hỗ trợ đủ hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài như miễn giảm thuế, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, hỗ trợ đầu tư xây dựng cánh đồng lớn, khu nguyên liệu tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… Đặc biệt, cần ưu tiên nâng cao chất lượng lao độngđể có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0.
Như vậy, khi các cơ quan quản lý nhà nước cùng địa phương nỗ lực hơn nữa, chung sức kiến tạo, phục vụ, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân nhiều hơn nữa, thì dòng chảy FDI vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam mới có điều kiện tăng tốc.