您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【ty le ca cuoc bong đa hom nay】UNDP đánh giá cao nỗ lực phòng chống tham nhũng của Việt Nam

Cúp C19人已围观

简介Ông Trần Ngọc Liêm, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ phát biểu tại sự kiện. Ảnh: LVNgày 27/3, tại Hà Nội ...

liem

Ông Trần Ngọc Liêm,đánhgiácaonỗlựcphòngchốngthamnhũngcủaViệty le ca cuoc bong đa hom nay Phó Tổng Thanh tra Chính phủ phát biểu tại sự kiện. Ảnh: LV

Ngày 27/3, tại Hà Nội, UNDP phối hợp với Thanh tra Chính phủ tổ chức hội thảo tham vấn dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật PCTN. Hội thảo được tổ chưc trong khuôn khổ của dự án “Thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng trong ASEAN”, do Quỹ Thịnh vượng Anh tài trợ.

Phát biểu tại hội thảo, bà Akiko Fujii đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong công tác PCTN khi đã phê chuẩn Công ước PCTN của Liên hợp quốc năm 2009; sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017 bao gồm những thay đổi lớn trong chính sách xử lý hình sự đối với các tội phạm về tham nhũng và thông qua Luật PCTN mới vào năm 2018. Đặc biệt, một trong những điểm mới trong luật là việc mở rộng phạm vi PCTN ra khu vực tư nhân.

“Tất cả những nỗ lực này thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện Mục tiêu 16 của Chương trình nghị sự 2030 vì mục tiêu phát triển bền vững, trong đó “giảm đáng kể tham nhũng và hối lộ dưới mọi hình thức” là một trong những chỉ số chính” - bà Akiko Fujii nhấn mạnh.

Tại sự kiện, ông Trần Ngọc Liêm - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, tháng 11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật PCTN thay thế luật cũ năm 2005 đã được sửa đổi bổ sung và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Luật PCTN năm 2018 có rất nhiều điểm mới như: mở rộng phạm vi điều chỉnh ra khu vực ngoài nhà nước; việc đánh giá công tác PCTN; xung đột lợi ích và kiểm soát xung đột lợi ích; kiểm soát tài sản thu nhập; xử lý hành vi vi phạm pháp luật về PCTN…

Theo ông Liêm, trong thời gian vừa qua, PCTN được Đảng, Nhà nước và Chính phủ rất quan tâm. Để triển khai thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả và đảm bảo tính khả thi ngay sau khi luật được thông qua, Chính phủ đã giao cho Thanh tra Chính phủ nghiên cứu, xây dựng nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN 2018.

Nghị định này có phạm vi điều chỉnh rộng, bao trùm nhiều nội dung mà trước đây đã được quy định trong nhiều nghị định và văn bản khác. Bên cạnh đó, nghị định cũng cần quy định chi tiết việc áp dụng các biện pháp PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước. Đây là một nội dung mới và khó lần đầu tiên Việt Nam quy định về vấn đề này.

Đồng tình với quan điểm này, bà Catherine Phương - Trợ lý Trưởng Đại diện thường trú UNDP Việt Nam cho rằng, Luật PCTN 2018 có rất nhiều những điểm mới và rất toàn diện. Những cam kết rất mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam về PCTN được thể hiện rất rõ trong luật này. Tuy nhiên, một số thuật ngữ, định nghĩa liên quan trong Luật PCTN 2018 cần được cụ thể, rõ ràng hơn, bởi càng cụ thể bao nhiêu thì việc tuân thủ pháp luật càng hiệu quả.

Liên quan đến khu vực ngoài nhà nước được quy định trong luật, bà Catherine Phương cho rằng, điều quan trọng là phải xem xét, rà soát lại toàn bộ các quy định có liên quan của Luật PCTN 2018 cũng như các khái niệm để từ đó có thể đưa ra những hướng dẫn cụ thể và chuyển hóa nó vào trong dự thảo nghị định này, đảm bảo luật triển khai trên thực tế đạt hiệu quả.

Chẳng hạn, luật quy định tất cả các tổ chức ngoài nhà nước có trách nhiệm thực hiện các biện pháp PCTN, tố cáo các hành vi vi phạm với các cơ quan có thẩm quyền. Vậy các biện pháp tiến hành cụ thể đó là gì; trong trường hợp nào phải tố giác và tố giác với ai, cơ quan có thẩm quyền nào?

Thảo Miên

Tags:

相关文章