您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【ket qua bong rô】Tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản ngày càng rõ nét 正文

【ket qua bong rô】Tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản ngày càng rõ nét

时间:2025-01-25 16:52:57 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Dốc tâm huyết giúp thị trường bất động sản khôi phụcHội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) vừa ph ket qua bong rô

Dốc tâm huyết giúp thị trường bất động sản khôi phục

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) vừa phát hành báo cáo chuyên đề Giải pháp phục hồi thị trường bất động sản (BĐS) từ chính sách đến hiệu quả thực thi. Báo cáo của VARS đánh giá,ínhiệutíchcựccủathịtrườngbấtđộngsảnngàycàngrõnéket qua bong rô thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã dốc nhiều tâm huyết nhằm quyết tâm giúp thị trường BĐS khôi phục trở lại. Các chuyên gia cho rằng, chưa bao giờ các động thái từ phía Chính phủ lại quyết liệt và dồn dập đến như vậy.

Hàng loạt các cuộc họp cấp trung ương được tổ chức. Rất nhiều cơ chế, chính sách được ban hành. Toàn bộ cơ quan quản lý các cấp, cả hệ thống ngân hàng đều vào cuộc.

Tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản ngày càng rõ nét
Tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản ngày càng rõ nét. Ảnh: TN

Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch VARS, đánh giá trong số các cơ chế, chính sách đã ban hành thì Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ được xem là “kim chỉ nam”, thể hiện một cách khá rõ ràng quan điểm và quyết tâm khôi phục thị trường BĐS.

Cùng với đó, việc thực hiện Nghị định số 08/NĐ-CP của Chính phủ đang cho thấy các kết quả tương đối khả quan. Tuy vậy, việc thực hiện Quyết định số 388/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vẫn còn khá khó khăn đối với các doanh nghiệp (DN) BĐS cũng như cơ quan quản lý ở địa phương. Nghị định số 10/NĐ-CP được trông đợi sẽ có thêm những quy định, hướng dẫn chi tiết, cụ thể để góp phần tạo cú hích lớn cho phân khúc BĐS nghỉ dưỡng trong thời gian tới.

Để đảm bảo các cơ chế, chính sách có tính thực tiễn, trong các buổi hội nghị trực tuyến, các buổi họp cấp cao của nhà nước đều có sự tham gia, góp mặt của đại diện các DN đầu tư phát triển BĐS, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, BĐS. Tuy nhiên, từ cơ chế, chính sách đến hiệu quả thực thi vẫn là một vấn đề rất nan giải.

Khảo sát của VARS với hơn 500 DN thuộc lĩnh vực BĐS (trong đó, có 11% DN phát triển dự án, 60% DN kinh doanh dịch vụ và 29% DN hoạt động đa lĩnh vực), cho thấy một số kết quả. Cụ thể như sau:

Về nguồn cung, có tới 43% DN được khảo sát cho biết các cơ chế, chính sách mới được ban hành từ đầu năm 2023 đã có tác động tích cực, rất tích cực tới nguồn cung BĐS.

57% DN đánh giá các cơ chế, chính sách này mới chỉ ghi nhận tác động ở mức độ bình thường. Xét trên tổng thể trong suốt gần 8 tháng qua, tình hình nguồn cung, đặc biệt là các sản phẩm nhà ở xã hội, nhà ở giá bình dân trên thị trường chưa thực sự được giải quyết một cách triệt để.

Tuy nhiên, thị trường có ghi nhận tín hiệu tích cực ngày càng rõ nét theo thời gian. Cụ thể vào những tháng cuối quý II và đầu quý III, đã xuất hiện thông tin các dự án mở bán tại một số địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng,…

Đại diện VARS cho rằng, sự thay đổi này đến từ hai nguồn chính yếu sau: Một số dự án vướng mắc ở khâu pháp lý cuối cùng, được tháo gỡ và kịp thời đưa ra thị trường.

Một số dự án trước đó đã đủ điều kiện mở bán nhưng chủ đầu tư trì hoãn việc ra hàng do tâm lý e ngại thị trường trầm lắng sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch bán hàng. Trước các động thái quyết liệt của Chính phủ, các bộ ngành, các chủ đầu tư được trấn an tinh thần và có thêm niềm tin để quyết định mở bán.

Như vậy, về bản chất, các cơ chế, chính sách vẫn đang ở giai đoạn “tiếp cận” và tháo gỡ “lớp ngoài” đối với vấn đề “nguồn cung”. Chưa thực sự thâm nhập và giải quyết một cách triệt để, trên diện rộng tất cả các khó khăn, vướng mắc gây ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn cung.

“Tuy nhiên, công bằng mà nói “nguồn cung” với sản phẩm BĐS không phải là vấn đề có thể giải quyết trong thời gian ngắn được. Vì kể cả khi các vướng mắc cả về pháp lý, nguồn vốn hay các vấn đề liên quan được tháo gỡ thì vẫn cần một khoảng thời gian tương đối để có thể hình thành “nguồn cung” sản phẩm BĐS” - đại diện VARS nói.

Nhà đầu tư vẫn xác định “thận trọng”, “chậm mà chắc”

Khảo sát về tâm lý nhà đầu tư, dữ liệu khảo sát của VARS cho thấy, chỉ có 21% DN được khảo sát đánh giá các cơ chế, chính sách mới được ban hành từ đầu năm 2023 đến nay thực sự có tác động tích cực, rất tích cực tới tâm lý nhà đầu tư.

Các DN còn lại đều cho rằng, sau một thời gian quan sát và theo dõi, không thấy được sự chuyển biến thực sự và rõ rệt của thị trường nên khách hàng/nhà đầu tư sau khi ổn định tâm lý, vẫn xác định “chậm mà chắc”, vô cùng “thận trọng” trước các quyết định của mình. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư tích cực đã nhận thấy cơ hội từ thị trường, sẵn sàng tham gia giao dịch nhưng lại đang bị chôn vốn, phải tập trung giải quyết hết các áp lực tài chính từ các khoản vay đầu tư trước đó.

Tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản ngày càng rõ nét
Nhiều nhà đầu tư tích cực đã nhận thấy cơ hội từ thị trường. Ảnh: TN

Thông tin về tình hình tiếp cận vốn của chủ đầu tư, đại diện VARS cho rằng cùng với các vấn đề về pháp lý thì “nguồn vốn” là khó khăn dai dẳng, đeo bám nhiều DN BĐS trong suốt thời gian qua. Qua cuộc khảo sát, có tới hơn 70% DN cho biết, các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn chưa thực sự phát huy được tác động tới DN.

Nguyên nhân do, một nhóm các DN đủ điều kiện tiếp cận được với nguồn vốn, đủ khả năng để hấp thụ nguồn vốn lại vẫn đang bị vướng mắc về pháp lý, nên chỉ khi nào các vướng mắc về pháp lý được giải quyết thì các DN mới tiến hành xử lý đến khó khăn về nguồn vốn. Một nhóm các DN đã sẵn sàng để tiếp cận với nguồn vốn lại gặp khó khăn do khó hấp thụ vì lãi suất vẫn đang ở ngưỡng cao mặc dù đã được điều chỉnh giảm nhiều nấc trong thời gian qua.

Một nhóm các DN còn lại thậm chí chưa đủ điều kiện để có thể vượt qua vòng thẩm định hồ sơ để tiếp cận nguồn vốn do vẫn còn tồn nhiều khoản nợ đọng trước đó. Thậm chí, đến tận bây giờ, sau gần 5 tháng ban hành, gói tín dụng 120 nghìn tỷ vẫn chưa có cơ hội giải ngân.

30% còn lại ghi nhận tác động tích cực của những chính sách này thuộc nhóm có nhu cầu, cần giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu. Sau khi nghị định số 08/NĐ-CP và một số động thái từ phía Ngân hàng Nhà nước, huy động vốn từ trái phiếu doanh nghiệp đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.

VARS cho biết, nhóm ngành BĐS xếp vị trí thứ 2 trong tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận trong 7 tháng đầu năm 2023 với 26.055 tỷ đồng (chiếm 33%).

Nhiều DN đã đàm phán thành công với các chủ sở hữu trái phiếu để gia hạn thời hạn trả nợ.

Tuy nhiên, việc gia hạn thời gian trả nợ chỉ giúp DN có thời gian ổn định lại sản xuất, kinh doanh và tái cơ cấu lại nợ doanh nghiệp để phục hồi. Về cơ bản chỉ là chuyển từ nợ ở thời điểm này sang thời điểm khác. Nếu các vấn đề của thị trường không được giải quyết một cách triệt để, DN sẽ khó có thể tiếp cận cũng như hấp thụ nguồn vốn mới bởi cùng với các khó khăn của thị trường, sức khỏe DN BĐS đã suy yếu từ lâu./.