当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【lịch la liga tây ban nha】Căng thẳng ngoại giao vùng Vịnh: Vì đâu nên nỗi?

cang thang ngoai giao vung vinh vi dau nen noi

Qatar Airways, hãng hàng không đông khách nhất khu vực, bỗng trở nên hiu quạnh những ngày này.

Căng thẳng giữa Qatar và Saudi Arabia - một cường quốc ở Trung Đông - đã “sôi sục” từ hai tuần trước khi Qatar nói rằng hãng thông tấn quốc gia và tài khoản Twitter của họ bị tin tặc tấn công, dẫn đến việc đăng tải thông tin sai lệch rằng Tiểu Quốc vương Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani đã gọi Iran là “cường quốc Hồi giáo trong khu vực không thể bị phớt lờ”. Các hãng truyền thông nhà nước trong khu vực đã không đếm xỉa đến những lời phủ nhận của Qatar và tiếp tục đăng tải bình luận xung quanh vấn đề này. Thực ra, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) từ lâu đã rất tức giận trước sự hậu thuẫn của Qatar cho các phần tử Hồi giáo ở vùng Vịnh và Libya, trong khi Saudi Arabia và Ai Cập coi tổ chức Anh em Hồi giáo là một mối đe dọa. Saudi Arabia cáo buộc Qatar hậu thuẫn “các nhóm khủng bố được Iran chống lưng” ở tỉnh Qatif của họ và ở nước láng giềng Bahrain cũng như ủng hộ các nhóm nổi dậy ở Yemen mà liên minh do Saudi Arabia đứng đầu đang chống lại.

Quyết định trên sẽ dẫn tới các hậu quả kinh tế về lâu dài cho Qatar bởi phần lớn lương thực của Qatar tới từ Saudi Arabia thông qua đường biên giới trên bộ duy nhất của nước này mà giờ đây đã bị Saudi Arabia đóng cửa. Tổ chức tư vấn rủi ro Eurasia Group cảnh báo “nguy cơ xảy ra đảo chính là rất lớn”. Nhưng Qatar sẽ không phải là bên duy nhất phải hứng chịu hậu quả. Nước này là nơi đặt trụ sở Bộ chỉ huy quân sự của Mỹ ở Trung Đông. Căn cứ không quân al-Udeid tại đây là bệ phóng cho các máy bay của liên minh do Mỹ dẫn đầu nhằm vào các cứ điểm của IS ở Iraq và Syria. Quốc gia này hiện là nhà sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới, chia sẻ mỏ khí ngầm khổng lồ với Iran. Qatar - nơi đặt trụ sở mạng lưới truyền thông Al-Jazeera - cũng đóng vai trò trong việc đàm phán với các tổ chức mà nhiều chính phủ tránh xa. Họ đã giúp phóng thích các thành viên trong Hoàng tộc của họ trước sự giam cầm bởi các tay súng Shi’ite ở Iraq. Họ đã giúp giải thoát các con tin trong cuộc nội chiến ở Syria, bao gồm một số người bị giam giữ bởi một nhánh của al-Qaeda. Qatar cũng chủ trì các cuộc đàm phán giữa Chính phủ Afghanistan và Taliban. Qatar đã “liều mình” đặt cược vào tổ chức Anh em Hồi giáo, hậu thuẫn cho tổ chức này khi chúng cầm quyền ở Ai Cập cũng như các nhóm Hồi giáo “chân rết” của chúng trong khu vực, như phong trào Hamas đang kiểm soát Dải Gaza. Tác động của căng thẳng ngoại giao hiện nay sẽ phụ thuộc vào việc có thêm các biện pháp nào được triển khai trong thời gian tới. Tiểu Quốc vương Qatar có thể sẽ trả đũa bằng việc rút khỏi Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh và tái lập khối đồng minh.

Denis Bauchard, chuyên gia Viện Quan hệ Quốc tế của Pháp (IRFI), cho rằng việc cắt đứt quan hệ với Doha có lẽ là sáng kiến của Thái tử thứ hai Mohammed bin Salman, người đang tìm cách giảng hòa giữa Riyadh với Washington. Tuy nhiên, quyết định này đã được đưa ra mà không có sự đồng ý của Mỹ. Tất cả những điều này đẩy các bên vào thế khó, trong đó có Mỹ, bởi Qatar là nơi đặt căn cứ không quân lớn nhất của Mỹ trong khu vực. Thái độ chung hiện nay sẽ là tránh nghiêng về một bên nào trong mâu thuẫn này và kêu gọi các bên giải quyết những bất đồng một cách bình tĩnh.

Qatar phủ nhận mọi cáo buộc hậu thuẫn các nhóm khủng bố ở Syria hay những nơi khác. Tiểu Quốc vương Qatar đã gọi điện chúc mừng Tổng thống Iran Hasan Rouhan tái đắc cử - một hành động rõ ràng công khai nhằm phủ nhận các nỗ lực của Saudi Arabia để buộc Qatar phải làm theo ý họ. Nhưng mặt khác, chính quyền Qatar bày tỏ sẵn sàng đối thoại với các nước liên quan để chấm dứt căng thẳng hiện nay.

分享到: