【ket qua nantes】Nhiều thách thức phát triển tài chính xanh
Logistics xanh - Nền tảng phát triển bền vững Tạo sức hút cho đầu tư phát triển năng lượng xanh Tài chính xanh cho các khu công nghiệp phát triển bền vững Mục tiêu xanh hóa năng lượng còn nhiều thách thức |
Tài chính xanh đóng vai trò là kênh dẫn vốn và điều tiết nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế xanh. |
Phát triển tài chính xanh vẫn ở mức hạn chế
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 3/2024, đã có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với tổng dư nợ đạt 636.964 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. |
Theo chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực, trong bối cảnh Việt Nam đang tăng tốc phát triển kinh tế xanh thì tài chính xanh đóng vai trò là kênh dẫn vốn và điều tiết nguồn lực quan trọng. Dẫn số liệu từ đánh giá của Ngân hàng thế giới, TS. Cấn Văn Lực cho biết, để có nguồn vốn đầu tư cho các lĩnh vực phát triển xanh, từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần huy động khoảng 368-380 tỷ USD, tương đương 20 tỷ USD/năm. Hiện tài chính xanh tại Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng, trở thành kênh dẫn vốn và điều tiết nguồn lực cho phát triển nền kinh tế xanh và hướng tới sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Đến nay, các DN có thể huy động vốn để hỗ trợ các mục tiêu bền vững của mình thông qua trái phiếu xanh, tín dụng xanh và các công cụ tài chính khác. Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 3/2024, đã có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với tổng dư nợ đạt 636.964 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Về trái phiếu xanh, kể từ khi manh nha vào năm 2016, thị trường này gần đây đã dần khởi sắc. Năm 2021, các DN bắt đầu phát hành trái phiếu xanh và trái phiếu bền vững tại thị trường trong và ngoài nước tham chiếu theo Nguyên tắc trái phiếu xanh ban hành bởi các tổ chức quốc tế như Hiệp hội thị trường vốn quốc tế (ICMA).
Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Tùng Anh, Trưởng phòng Nghiên cứu Tín dụng và Dịch vụ Tài chính xanh thuộc FiinRatings cho biết, tín dụng xanh có tốc độ tăng trưởng vượt bậc so với tăng trưởng tín dụng chung, nhưng tín dụng xanh mới chiếm 4,32% tổng dư nợ của toàn nền kinh tế cho thấy còn nhiều dư địa phát triển. Đối với thị trường tài chính xanh, trái phiếu xanh Việt Nam được nhắc đến và thúc đẩy rất nhiều trong thời gian qua, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Đến nay, chỉ có 2 lô trái phiếu xanh phát hành trong nước.
Đề cập đến các thách thức trong thực hiện tài chính xanh, nhiều ý kiến của chuyên gia, DN cho rằng, có nhiều thách thức mà các DN Việt Nam phải đối mặt là chi phí chuyển đổi, áp lực từ thị trường và câu chuyện thể chế và cả nhận thức của DN.
Theo bà Phạm Thị Minh Hương, Phó Giám đốc Dịch vụ Phát triển bền vững và Chống biến đổi khí hậu, Deloitte Việt Nam, DN đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi xanh dẫn đến khó tiếp cận nguồn tài chính xanh. Nguyên nhân xuất phát từ nhận thức của DN về phát triền xanh hoặc có nhiều khung tiêu chuẩn xanh nên nhiều DN không biết nên tuân thủ theo bộ tiêu chuẩn nào và bộ tiêu chuẩn nào là phù hợp. “Có DN kêu gọi vốn để sản xuất ô tô xanh, nhưng theo cách hiểu của DN, ô tô xanh là dòng sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu và sạch hơn, song trên thực tế, theo tiêu chí phân loại xanh của Ủy ban châu Âu, ô tô xanh phải đạt được nhiều tiêu chuẩn khắt khe thì mới được gọi là xanh như phát thải dưới 95g CO2/km”, bà Phạm Thị Minh Hương cho biết.
Cần tạo môi trường thuận lợi cho các chủ thể
Theo TS. Cấn Văn Lực, mặc dù sự phát triển của thị trường tài chính xanh tại Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước khởi động tích cực nhưng quá trình phát triển này vẫn còn một số rào cản. Trong đó, đối với thị trường tín dụng xanh, vẫn còn một số tồn tại, thách thức khiến nguồn vốn bị “nghẽn” như: các tổ chức tín dụng trong nước chưa thiết kế sản phẩm tín dụng xanh đặc thù mà chủ yếu chỉ căn cứ vào mục đích sử dụng vốn và ngành nghề theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước để phân loại tín dụng xanh. Đối với thị trường trái phiếu xanh, mặc dù đã có một số quy định về trái phiếu xanh nhưng quy định về phân loại xanh và xác nhận dự án được phát hành trái phiếu xanh vẫn chưa được ban hành. Chi phí đầu tư dự án xanh thường cao nên việc đánh giá, thẩm định dự án cũng đặt ra bài toán lớn cho cả DN và ngân hàng. Bên cạnh đó, nhận thức của thị trường đối với trái phiếu xanh và bền vững chưa đồng đều…
Chia sẻ về vai trò của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong việc thúc đẩy tài chính xanh, ông Tô Trần Hoà, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển Thị trường Chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, UBCKNN rất quan tâm tới vấn đề này và đã đưa vào Chiến lược phát triển chứng khoán đến năm 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), trong đó gồm nhiều phương án phát triển tài chính xanh. UBCKNN cũng ban hành sổ tay hướng dẫn báo cáo phát thải nhà kính và sổ tay hướng dẫn phát hành trái phiếu xanh, đồng thời tích cực tổ chức đào tạo, tuyên truyền tới DN và công chúng đầu tư để họ hiểu thế nào là tài chính xanh và đầu tư công khai minh bạch khi tham gia thị trường. Để khuyến khích phát hành trái phiếu xanh, UBCKNN sẽ tiếp tục đào tạo, tuyên truyền tới nhà đầu tư về việc tiếp cận vốn tài chính xanh. Theo ông Tô Trần Hoà, liên quan tới việc giúp DN tiếp cận nguồn vốn xanh, Ngân hàng Nhà nước đã tiếp cận và được biết một số ngân hàng thương mại có nguồn vốn sẵn cho các DN phát hành trái phiếu xanh, đây là một trong những tín hiệu tích cực để kỳ vọng.
Để thị trường trái phiếu xanh và tín dụng xanh phát triển mạnh mẽ, bền vững, ông Nguyễn Tùng Anh cho rằng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng để thực hiện các quy định một cách hiệu quả và nhất quán, cần phải nâng cao năng lực và kiến thức của các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan về các sản phẩm tài chính xanh, đồng thời tạo ra một môi trường đủ thuận lợi cho các chủ thể phát hành và nhà đầu tư để đầu tư và phát triển các dự án tài chính xanh. Nếu được thực hiện đúng cách, thị trường trái phiếu xanh và tín dụng xanh sẽ không chỉ đóng góp vào việc bảo vệ môi trường mà còn tạo ra các cơ hội đầu tư và phát triển kinh tế bền vững cho đất nước.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- ·Cảnh sắc mùa thu ở thác nước lớn nhất châu Âu
- ·FDI năm 2021 vượt mốc 31 tỷ USD
- ·Cao điểm thanh toán cuối năm, lãi suất huy động tăng “cục bộ”
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Tỷ giá giữa USD và VND tiếp đà tăng
- ·Lo ngại bất động sản TPHCM tăng giá sau kết quả đấu giá đất Thủ Thiêm
- ·Khởi động gói phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng chậm nhất trong quý 1
- ·Tăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9
- ·Mẹ chồng đề nghị chúng tôi nuôi con cho chị xây tổ ấm mới
- ·Chi tiết iPhone SE đã được xác định trước ngày ra mắt
- ·Nửa đêm, mẹ chồng gõ cửa đề nghị điều khó tin
- ·Khách du lịch bất ngờ bị mất gần 30 triệu chỉ vì túi cát biển
- ·Giá vàng SJC giảm xuống dưới mốc 61 triệu đồng/lượng
- ·3 người bị chém trong vụ tranh nhau ‘giật’ đồ cúng ở TPHCM
- ·Kỷ lục mới về nhập khẩu ô tô với 150.000 xe
- ·Chàng trai 23 tuổi kiếm tiền tỷ từ lá cây bỏ đi
- ·Người tình đòi tiền để đổi lấy sự im lặng về tội lỗi ngoại tình của tôi
- ·Thời tiết hôm nay 4/1: Bắc Bộ lạnh, Trung Bộ mưa rào, Nam Bộ nắng gián đoạn
- ·Cách làm bánh rán mặn lạ miệng, ăn kèm nước chấm chua ngọt