【xem ty le ca cuoc bong da truc tuyen】Đại biểu Quốc hội đồng tình khoanh nợ, xóa nợ thuế không còn khả năng thu hồi
Chính phủ chỉ đề nghị xóa “nợ ảo”, nợ thuế gốc sẽ tiếp tục theo dõi và xử lý | |
Đại biểu Quốc hội: Chính phủ rất cẩn trọng trong soạn thảo Dự thảo Nghị quyết xóa tiền phạt chậm nộp |
Tổng số tiền nợ thuế tính đến ngày 31/8/2019 là 88.253 tỷ đồng, tăng 8,2% so với thời điểm 31/12/2018, trong đó tiền nợ thuế không còn khả năng nộp ngân sách là 42.990 tỷ đồng, chiếm 48,7% tổng số tiền nợ thuế.. Ảnh: ST. |
Nghị quyết đã thể hiện tính nhân văn
Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết, nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình cho rằng cần thiết phải ban hành Nghị quyết xóa nợ thuế, để giảm áp lực cho cơ quan Thuế. ĐB Phan Văn Tường (Thái Nguyên) nêu: Trước thực tế về tình trạng nợ đọng thuế hiện nay, Chính phủ đã xác định cụ thể nguyên nhân và trách nhiệm của ngành Thuế. Cùng với đó là đề xuất những giải pháp nhằm kịp thời giải quyết, trong đó có giải pháp thuộc thẩm quyền của Quốc hội là thông qua dự thảo Nghị quyết về xử lý tiền nợ thuế với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước. Theo đại biểu, điều này cần làm bởi Nghị quyết đưa ra nhằm giải quyết một phần tồn tại về thuế, góp phần cho những con số trong báo cáo liên quan đến tài chính sách thực hơn, tháo gỡ những khó khăn cho một số người nộp thuế có phát sinh nợ thuế. Bên cạnh đó, Nghị quyết đã thể hiện tính nhân văn của chế độ khi Nhà nước đã chủ động xóa nợ thuế đối với người nộp thuế là những người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Với người nộp thuế bị thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ hoặc gặp những tình huống bất khả kháng thì được xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp. Với người cung ứng hàng hóa, dịch vụ thanh toán bằng vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được thanh toán nên không có nguồn nộp kịp thời dẫn đến phát sinh số tiền nợ thuế. Với những đối tượng này thì quy định tại Nghị quyết chính là chủ động giải quyết những bất cập trong sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Không chỉ đồng tình, đại biểu Phan Văn Tường còn đề nghị Chính phủ xem xét, đề xuất Quốc hội mở rộng đối tượng được xử lý nợ thuế thay vì chỉ có 7 đối tượng quy định như trong dự thảo Nghị quyết.
Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho rằng, việc ban hành Nghị quyết là cần thiết, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của Luật Quản lý thuế hiện hành, đồng thời xử lý nợ thuế tồn tại trong nhiều năm không có khả năng nộp nhưng vẫn phải theo dõi, tính toán tiền phạt chậm nộp và tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý tiền nợ thuế phát sinh đến trước ngày mùng 1/7/2003 về phạm vi điều chỉnh. Đóng góp thêm, đại biểu nêu: Phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết cần được bổ sung vì Nghị quyết của Quốc hội như một đạo luật không thể chỉ đơn thuần quy định về xử lý nợ thuế mà còn xác lập cơ chế quản lý, kiểm soát, tổ chức thực hiện Nghị quyết thông qua các quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan, tổ chức liên quan, đồng thời thiết lập cơ chế giám sát nhằm đảm bảo hoạt động xử lý nợ thuế được công khai, công bằng, minh bạch và đúng pháp luật. Vì vậy, đại biểu Tiến đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong xử lý nợ thuế và trách nhiệm giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc vào phạm vi điều chỉnh.
Xử lý nợ thuế phải kết hợp với thực hiện chính sách hỗ trợ
Về nguyên tắc xử lý nợ, một số đại biểu cho rằng cần điều chỉnh lại để rõ hơn và cụ thể hơn. Cụ thể: Việc xử lý nợ thuế phải tuân thủ pháp luật, đúng nghị quyết Quốc hội và đối tượng, thẩm quyền, điều kiện, trình tự, thủ tục và trách nhiệm của cá nhân trước pháp luật. Việc xử lý nợ thuế phải đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, chịu sự kiểm soát của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và giám sát của người dân theo quy định của pháp luật. Việc xử lý nợ thuế phải kết hợp với thực hiện chính sách hỗ trợ, khắc phục khó khăn cho người nộp thuế, với thực hiện các biện pháp phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lợi dụng, trục lợi và cố ý chây lười, nợ thuế. Bên cạnh đó, phải có quy định, mọi người và mọi trường hợp xử lý nợ thuế trái pháp luật, không phù hợp với Nghị quyết Quốc hội đều không có giá trị và bị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ để thu hồi nộp ngân sách nhà nước khoản nợ đã được xử lý không đúng quy định của pháp luật
Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với quy định: Trường hợp người nộp thuế đã được xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp, nhưng nếu cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế phát hiện việc xóa nợ không đúng quy định hoặc người nộp thuế (là tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh) đã được xóa nợ khi quay lại sản xuất, kinh doanh hoặc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thì phải hủy quyết định xóa nợ, khoanh nợ (nếu có) và nộp vào ngân sách khoản nợ đã được xóa. Việc quy định như vậy có tác dụng răn đe, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế và thu nộp vào ngân sách đối với các khoản thuế có thể thu hồi. Tuy nhiên, đối với đối tượng là người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ, nếu quay trở lại kinh doanh thì cũng không nên truy thu đối với các đối tượng này, để tạo điều kiện cho các đối tượng vượt khó vươn lên.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng: Chưa xử lý đến số tiền nợ thuế gốc Dự thảo Nghị quyết Chính phủ trình Quốc hội mới chỉ xử lý tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp, chưa xử lý đến số tiền nợ thuế gốc. Điều kiện tiên quyết để xử lý là người nợ thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước và đây là xử lý tiền chậm nộp, tiền phạt chậm nộp, thực chất là tiền “nợ ảo” như một số đại biểu Quốc hội đã phát biểu. Tiền nợ thuế gốc sẽ tiếp tục theo dõi và sẽ xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38 Quốc hội đã thông qua. Nghị quyết này áp dụng cơ chế tương tự như quy định tại Luật Quản lý thuế số 38 nhưng áp dụng cho số nợ thuế phát sinh trong giai đoạn trước 1/7/2020 để không làm phát sinh thêm tiền chậm nộp, tiền phạt chậm nộp mà không thể thu hồi được, không còn đối tượng để thu hồi nợ. Khi Quốc hội ban hành Nghị quyết này thì đây sẽ là văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ sở pháp lý cho việc xử lý nợ, không phải ban hành Nghị quyết này để xóa ngay được nợ mà phải căn cứ vào từng đối tượng, từng hồ sơ, đáp ứng điều kiện về hồ sơ thủ tục đúng theo quy định mới được xử lý nợ. Cơ quan quản lý thuế đã theo dõi từng đối tượng, cụ thể chi tiết. Trên tinh thần đó, Chính phủ sẽ nghiêm túc tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội tại hội trường, tại tổ để phối hợp với Ủy ban Tài chính – ngân sách hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội thông qua vào cuối kỳ họp. |
相关文章
Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ 8 của Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ.Cùng dự có các Phó T2025-01-27Bệnh nhân phi công người Anh đã xuất viện và được về nước
Cục Trưởng Cục khám chữa bệnh trao giấy chứng nhận xuất viện cho bệnh nhân 91Ông Lưu Hoàng Minh, Phó2025-01-27Kiềm chế, kiểm soát mức độ lây nhiễm ở mức thấp nhất
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu chỉ đạo tại cuộc họpTập trung cao độ, phản ứng nhanh và h2025-01-27Đã 3 tháng Việt Nam không có ca mắc mới COVID
Công dân về nước cách ly phòng dịch COVID-19.Ảnh: TTXVNĐến sáng 15/7, tổng số người tiếp xúc gần và2025-01-27‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
Ông Phạm Duy Hiếu đảm nhiệm vai trò Tổng Giám đốc ABBank. Ảnh:ABB.2025-01-27Tiêm chủng, đừng vì nỗi lo nhỏ mà bỏ qua lợi ích lớn
Tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ con trước bệnh tậtVaccine – tấm khiên bảo vệ conCuối tuần tụ họp, nói lu2025-01-27
最新评论