【bxh thuỵ sĩ】Sáng mãi tâm đức người thầy

[Ngoại Hạng Anh] 时间:2025-01-26 13:56:16 来源:Empire777 作者:Cúp C2 点击:122次

Báo Cà Mau“Không chỉ là người thầy tâm huyết, người quản lý giáo dục tận tuỵ với sự nghiệp giáo dục, Nhà giáo Ưu tú (NGƯT) Trương Quang Bộ, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TTGDTX) tỉnh Cà Mau, còn là người bạn, người anh, người chú mẫu mực của đồng nghiệp. Chính trách nhiệm ấy đã thôi thúc thầy trăn trở, tìm tòi phương pháp hay, giải pháp tốt nâng cao chất lượng, hiệu quả của trung tâm. Thầy cũng chính là người thắp lửa truyền ánh sáng công nghệ thông tin (CNTT) cho vùng đất cực Nam Tổ quốc này”, nhà giáo Hà Xuân Hiến, Phó Giám đốc TTGDTX tỉnh Cà Mau, nhận xét.

Người tiên phong

Quê ở tỉnh Thanh Hoá, NGƯT Trương Quang Bộ tốt nghiệp khoa Toán, Trường Ðại học Sư phạm Vinh năm 1978. Tháng 11/1979, thầy được Bộ GD&ÐT điều về thị xã Cà Mau xây dựng Trường Cao đẳng Sư phạm Minh Hải. Khi đó chưa có trường, nhà giáo Trương Quang Bộ cùng một giáo viên nữa tiếp quản lại Trường THCS Cà Mau (nay là Trường THPT Cà Mau) để làm cơ sở cho trường sư phạm.

Nở nụ cười hồn hậu, NGƯT Trương Quang Bộ chia sẻ: “Vất vả, khó khăn nhiều lắm, bởi thời điểm này tỉnh Minh Hải đang trong tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng. Tới lúc thành lập, lại không có học sinh, tự thân giáo viên phải đi hết tỉnh này đến tỉnh kia chiêu sinh. Song, chúng tôi tự nhắc nhở đây là trách nhiệm cao cả để bản thân thôi thúc nhiệt tâm vượt qua hết”. Gắn bó 9 năm với trường, suốt thời gian này, nhà giáo Trương Quang Bộ đứng trên bục giảng, làm Tổ trưởng Tổ Toán - Lý, rồi làm Trưởng Phòng Giáo vụ.

Tại Lễ Tuyên dương giáo viên tiêu biểu năm 2016, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa  trao tặng bức ảnh chân dung Bác Hồ cho NGƯT Trương Quang Bộ. (Ảnh do nhân vật cung cấp).

Năm 1987, Sở GD&ÐT Minh Hải rút nhà giáo Trương Quang Bộ về công tác tại Phòng THPT, phụ trách bộ môn Toán. Năm 1990, lần đầu tiên Bộ GD&ÐT mở lớp bồi dưỡng Tin học cho giáo viên, thầy được cử đi học.

Kể đến đây, mắt thầy ánh lên niềm vui. Bởi, ngay từ thời còn là sinh viên, thầy đã mê môn này và cho đây là cơ hội để bản thân có được chìa khoá mở cửa tri thức. Trong suốt thời gian đó, thầy vừa học, vừa tự nghiên cứu viết các chương trình phục vụ cho công tác quản lý của Sở GD&ÐT như: quản lý lương; quản lý thi tốt nghiệp THPT - đây là phần mềm đem lại hiệu quả và độ an toàn cao, được áp dụng từ năm 1992.

Song song đó, thầy Trương Quang Bộ còn là một trong những người đầu tiên mở lớp Tin học cho Cà Mau. Ngoài ra, thầy còn tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) Toán và Tin học cho các kỳ thi HSG cấp quốc gia của tỉnh, tham gia tổ chức Hội thi Tin học trẻ không chuyên của tỉnh, bồi dưỡng đội tuyển thi quốc gia nhiều năm liền và năm nào cũng có học sinh đoạt giải.

Năm 1997, khi tỉnh Cà Mau được tái lập, lúc này, các cơ sở đào tạo hầu như ở Bạc Liêu, kể cả đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, Tin học, ngoại ngữ... Trong khi tại Cà Mau, nhu cầu bồi dưỡng Tin học, ngoại ngữ cho cán bộ rất lớn, do đó, sở đề nghị Bộ GD&ÐT thành lập Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ (THNN). Chỉ trong vòng 2 tháng thủ tục hoàn tất. Tuy nhiên, trung tâm có quyết định thành lập nhưng không có trụ sở, phải mượn tạm phòng ở Sở GD&ÐT làm việc (chỉ có 3 nhân viên và 2 máy vi tính).

“Thích Toán mà mê Tin học, đúng sở trường, lại đúng nguyện vọng của mình nên bắt tay ngay vào làm thôi”, nhà giáo Trương Quang Bộ bật cười, rồi lắc đầu với câu hỏi: “Khi thành lập, trung tâm không nằm trong Luật Giáo dục, đầu tư đã rất khó khăn, lại thêm thiếu thốn từ con người đến cơ sở vật chất. Vậy làm sao mà bám trụ được?”, bởi thầy cho rằng: “Ngại khó sao có ngày mai...”.

Thế là, từ bàn tay trắng, chỉ sau 6 tháng thành lập, bằng nỗ lực, uy tín và tranh thủ mọi nguồn lực hỗ trợ, thầy đã đưa trung tâm vào hoạt động ổn định. Lớp Tin học đầu tiên được mở, rồi tiếp đến là lớp Tiếng Anh khai giảng. Sau 12 năm tồn tại và phát triển, trung tâm đã đóng góp đáng kể cho tỉnh về đào tạo và bồi dưỡng CNTT, ngoại ngữ: tổ chức giảng dạy các lớp chứng chỉ Tin học, Tiếng Anh cho gần 10.000 lượt người; liên kết đào tạo được trên 1.200 người có trình độ kỹ thuật viên Tin học; 142 người được đào tạo trình độ cử nhân CNTT,...

Với tầm nhìn của người quản lý, chính NGƯT Trương Quang Bộ đã tổ chức đưa CNTT về các huyện vùng sâu, vùng xa, để đến nay Cà Mau không còn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, khi CNTT đã trở thành cầu nối.

Năm 2009, Trung tâm THNN được nâng cấp lên thành Trung tâm GDTX tỉnh, có thêm chức năng liên kết đào tạo đại học, cao đẳng, trung học theo diện vừa làm vừa học lại càng khó khăn hơn. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, là nhu cầu của trên 95% cán bộ, công chức, viên chức từ  tỉnh, huyện đến xã, phường, thầy mạnh dạn thực hiện cho học viên đánh giá giáo viên, đánh giá công tác quản lý và phục vụ của trung tâm. Ðây là điều mà nhiều cơ sở giáo dục chưa làm được và nó đã đem lại hiệu quả tích cực cho thực hiện dân chủ trường học và nâng cao chất lượng quản lý, giảng dạy.

Say mê sáng tạo

Với lòng say nghề, đam mê sáng tạo, NGƯT Trương Quang Bộ được bạn bè, đồng nghiệp quý trọng và cảm phục với những sáng tạo thực tiễn. Từ năm 1997 đến nay, thầy đã thực hiện nhiều đề tài khoa học: các bộ tài liệu tin học phục vụ giảng dạy chứng chỉ A, B trong tỉnh và các phần mềm máy tính như: chương trình quản lý thi tốt nghiệp THPT, quản lý tài chính, quản lý thi chứng chỉ... Tất cả sáng kiến đều được áp dụng tại trung tâm, mang lại hiệu quả kinh tế, an toàn, bảo mật, mỗi năm tiết kiệm cho trung tâm hàng chục triệu đồng và hàng trăm giờ lao động.

Ðiểm nhấn là vào năm 2011, trong Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Cà Mau” lần thứ I, với đề tài dự thi là phần mềm “Hỗ trợ thi và chấm thi” và chương trình “Thi trắc nghiệm test” đã vượt qua hàng chục đề tài khác để đoạt giải Nhì. Ðặc biệt, được UBND tỉnh chọn để áp dụng cho kỳ thi tuyển công chức tỉnh (các môn Tin học, ngoại ngữ) từ năm 2011. Hiện nay, phần mềm này được tỉnh sử dụng trong kỳ thi công chức, thi nâng ngạch. Và vừa qua, Hội đồng thẩm định của tỉnh, Sở Thông tin - Truyền thông thẩm định đưa vào tổ chức thi chuẩn kỹ năng CNTT mới nhất.

“Không chỉ là người quản lý tâm huyết, NGƯT Trương Quang Bộ còn là Bí thư Chi bộ xuất sắc. Từ năm 1998 đến nay, qua các kỳ đại hội, thầy đều được tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ Trung tâm. Nhiều năm liền, chi bộ đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, trong sạch vững mạnh tiêu biểu”, nhà giáo Hồ Xuân Hiến cho biết thêm. 

Bên ly trà nóng, với phong thái an nhàn, NGƯT Trương Quang Bộ tâm tình: “Ở tất cả các nơi công tác đều cố gắng hết mình, tôi thấy hài lòng bởi học sinh cũ thành đạt và có được cơ ngơi như hôm nay là trung tâm được xây dựng với toà nhà 5 tầng hiện đại”.

Dù vậy, trong lòng thầy vẫn còn nhiều nỗi trăn trở: về công tác đào tạo giáo viên chất lượng còn xem nhẹ, lo ngại nhất là lòng yêu nghề; về công tác đào tạo Tin học, ngoại ngữ, nay chỉ còn ôn rồi thi liệu có chất lượng? Thêm nữa là liên kết đào tạo nhiều khi thả nổi, vì đã liên kết thì không thể xem việc đào tạo không chính quy chỉ để... cải thiện đời sống.

“Tôi và các đồng nghiệp ở giữa 2 thế hệ cách nhau quá xa, vì các anh em còn rất trẻ (cách nhau gần 20 năm), nhưng bằng uy tín và sự tín nhiệm, tôi vẫn thường nhắc: “Chất lượng của người giáo viên quyết định chất lượng đào tạo và uy tín của trung tâm”. Bởi thế, tôi luôn trăn trở tìm mọi biện pháp và tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên tự bồi dưỡng và được cử đi học. Nay trung tâm đã có 9 thạc sĩ/32 người, còn lại đều trình độ đại học”, NGƯT Trương Quang Bộ bộc bạch.

Chỉ còn vài tháng nữa NGƯT Trương Quang Bộ đến tuổi về hưu, với thầy, những tháng ngày còn có thể cống hiến là rất quý giá, nên càng phải tận lực hơn để trọn vẹn trách nhiệm người thầy, người quản lý và một đảng viên./.

38 năm công tác trong ngành, NGƯT Trương Quang Bộ đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu: 5 lần được UBND tỉnh công nhận Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; 22 lần UBND tỉnh tặng Bằng khen; 7 lần được Bộ GD&ÐT tặng Bằng khen và 1 lần được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Năm 2008, thầy vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu NGƯT. Năm 2010, được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Ngoài ra, còn được nhiều tổ chức ghi nhận công lao: Huy chương “Vì sự nghiệp giáo dục” (1996), Huy chương “Vì thế hệ trẻ” (2004), Huy chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn” (2004), Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông” (2011). Năm 2016 này, NGƯT Trương Quang Bộ được đề nghị tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.

Băng Thanh

(责任编辑:World Cup)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接