【lịch bóng đá c1 đêm nay】Nhiều cơ hội để thị trường bất động sản công nghiệp ‘cất cánh’

Đây là chủ đề chính được tập trung trao đổi,ềucơhộiđểthịtrườngbấtđộngsảncôngnghiệpcấtcálịch bóng đá c1 đêm nay thảo luận tại diễn đàn “BĐSCN Việt Nam năm 2019: Bối cảnh mới – Chính sách mới – Cơ hội mới”, do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức, ngày 23/4, tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Trần Nam – Chủ tịch VNREA cho biết, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2018, cả nước có 326 khu công nghiệp được thành lập, với tổng diện tích đất tự nhiên đạt gần xấp xỉ 93 nghìn ha. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động đạt hơn 73%. Những số liệu trực quan trên phần nào đã thể hiện độ “hot” của phân khúc BĐSCN.

BĐS công nghiệp
Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: Thiện Trần

Bên cạnh đó, Việt Nam đã và đang không ngừng phát triển dần trở thành một trong những điểm đến thu hút đầu tư về công nghiệp sản xuất trong khu vực Đông Nam Á, khiến thị trường BĐSCN Việt Nam đang tạo dựng được niềm tin mạnh mẽ về sự tăng trưởng trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Theo đó, BĐSCN được nhận định là phân khúc hấp dẫn nhất trong năm 2019 cũng như trong trung và dài hạn.

Đồng quan điểm trên, bên cạnh đó, ông Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng CIEM cho biết, sức hấp dẫn của thị trường BĐSCN Việt Nam hiện cao hơn mức trung bình của khu vực và tiếp tục được thúc đẩy, bởi các yếu tố như chi phí sản xuất thấp (dưới 1 USD/giờ - thấp nhất trong ASEAN), chi phí lao động thấp, giá thuê đất hợp lý, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi…

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, ông Cung cũng cho rằng, sự phát triển của thị trường BĐSCN Việt Nam cũng còn nhiều bất cập. Chẳng hạn, hạ tầng kết nối đa phương tiện còn thiếu đồng bộ, hạ tầng nhà xưởng có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, đóng góp của khu công nghiệp, khu kinh tế vào GDP còn chưa tương xứng với tiềm năng, định hướng chính sách của Nhà nước đã có nhưng chưa rõ ràng và đủ mạnh để hỗ trợ các nhà đầu tư và thúc đẩy thị trường phát triển...

Trước những bất cập còn tồn tại, để hỗ trợ, thúc đẩy thị trường BĐSCN phát triển trong thời gian tới, theo ông Cung, trước hết cần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với thị trường BĐSCN. Theo đó, cần từng bước tạo dựng thị trường BĐSCN cạnh tranh công bằng và minh bạch hóa thông tin, nhất là cần tăng cường ứng dụng công nghệ thời cách mạng công nghiệp 4.0, trong xây dựng hệ thống thông tin về thị trường BĐSCN đầy đủ, cập nhật và có tính tiếp cận mở.

Bên cạnh đó, cần dự báo tốt cung cầu thị trường, quy hoạch có hệ thống, quy hoạch BĐSCN cần phù hợp với chiến lược thu hút FDI thế hệ mới và cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.

Đồng thời, việc lựa chọn dự án đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư cần chọn lọc theo hướng đảm bảo hiệu quả sử dụng đất, thân thiện với môi trường, tránh đầu tư tràn lan sẽ tạo ra sự cạnh tranh lớn và trong tương lai có thể tạo ra nguy cơ “bong bóng” về BĐSCN. Đặc biệt, cần đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh liên quan đến thị trường bất động sản, BĐSCN…./.

Diệu Thiện

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy
下一篇:Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ