【tỉ số myanmar】Kiểm soát chặt dịch bệnh truyền nhiễm
Sau hơn một tuần thực hiện chiến dịch Tổng vệ sinh môi trường,ểmsotchặtdịchbệnhtruyềnnhiễtỉ số myanmar diệt muỗi, lăng quăng, phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh do vi-rút zika và bệnh tay - chân - miệng đợt II-2022, thực hiện từ ngày 11 đến 13-10 (chiến dịch), tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tại tỉnh được nhận định chựng lại so với thời gian trước. Tuy nhiên, dự báo tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trong những tháng cuối năm có thể tiếp tục gia tăng nếu không duy trì thường xuyên các giải pháp phòng, chống hiệu quả.
Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức người dân được thực hiện đồng loạt, rộng khắp ở các địa phương trong chiến dịch.
Số ca mắc chựng lại
Thành phố Vị Thanh là một trong những địa phương có số mắc bệnh tay - chân - miệng, sốt xuất huyết diễn biến tăng cao thời gian qua ở tỉnh. Sau thực hiện Chiến dịch, tình hình dịch bệnh đang được cơ bản kiểm soát. Ông Bùi Văn Trung, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Vị Thanh, thông tin: “Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm có chiều hướng chựng lại, giảm nhẹ sau chiến dịch. Bệnh sốt xuất huyết, tuần trước chiến dịch mắc 7 ca, trong chiến dịch mắc 5 ca, sau chiến dịch mắc 6 ca. Bệnh tay - chân - miệng, tuần trước chiến dịch mắc 6 ca, trong chiến dịch mắc 6 ca, sau chiến dịch mắc 4 ca”.
Tương tự, ở huyện Châu Thành dịch bệnh cũng có chiều hướng giảm sau chiến dịch. Bà Nguyễn Thùy Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện, cho biết: “Tuần trong chiến dịch huyện có 5 ca sốt xuất huyết và 18 ca tay - chân - miệng, tuần sau chiến dịch số mắc giảm còn 2 ca sốt xuất huyết và 4 ca tay - chân - miệng, cho thấy chiến dịch đã đem lại hiệu quả, kéo giảm nguy cơ dịch bệnh ở cộng đồng qua sự vào cuộc quyết liệt của địa phương thực hiện đồng loạt hoạt động tổng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, lăng quăng và truyền thông phòng chống dịch bệnh nâng cao nhận thức và hành động của người dân, các cơ quan, đơn vị, trường học,…”.
Chiến dịch không chỉ có ý nghĩa giảm ca bệnh ở địa bàn có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tăng nhiều, đối với các địa bàn ít ca bệnh cũng được xem là giải pháp ngăn có thêm những ca bệnh mới. Ông Võ Hữu Trường, cán bộ phụ trách phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, Phòng khám Đa khoa khu vực xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “3 tuần gần đây xã không có ca bệnh mới cả sốt xuất huyết và tay - chân - miệng, hy vọng duy trì được hiệu quả của chiến dịch để tiếp tục kéo giảm thấp nhất số mắc bệnh truyền nhiễm trên địa bàn xã trong thời gian tới. Nhờ thực hiện chiến dịch chỉ số Breteau trước chiến dịch là 22, sau chiến dịch còn 12, đã giảm đáng kể mật độ lăng quăng, giảm nguy cơ dịch bùng phát”.
Từ ngày 11 đến 13-10, tất cả các ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt thành lập các tổ đi tuyên truyền, vận động vãng gia tại nhà dân, tuyên truyền về tình hình dịch bệnh, hướng dẫn người dân các giải pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả. Bà Trần Thị Thu Thủy, ở ấp 7A1, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, cho biết: “Bệnh sốt xuất huyết, tay - chân - miệng tôi biết và có quan tâm phòng bệnh vì nhà có 2 cháu nhỏ, một bé 3 tuổi, một bé 5 tuổi. Lần này cán bộ ở ấp đến nhà tuyên truyền, hướng dẫn có tờ rơi để xem, giúp tôi biết nhiều hơn để chủ động phòng bệnh cho hai cháu và cả gia đình. Dụng cụ chứa nước lu, thùng đựng nước trong nhà tôi đều đậy kín và thường xuyên vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa, môi trường xung quanh để phòng dịch”.
Ngoài vãng gia tại nhà dân, hoạt động truyền thông còn được đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền qua các băng rôn, tờ rơi, trong các cuộc họp,… Qua hoạt động truyền thông đã tích cực tác động, giúp xây dựng ý thức của người dân thực hành thường xuyên phòng dịch.
Còn nhiều khó khăn bộc lộ, cần khắc phục
Nâng cao nhận thức người dân và phát huy sự tham gia tích cực của mỗi gia đình duy trì thường xuyên các giải pháp phòng bệnh là một trong những mục tiêu quan trọng của chiến dịch. Qua công tác truyền thông đồng loạt, đem thông tin đến tận nhà dân và nhiều hình thức truyền thông khác đã cung cấp kiến thức và vấn đề hiện nay mỗi người dân cần thực hành thường xuyên để phòng dịch. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, làm giảm hiệu quả truyền thông. Bà Đoàn Thị Thu Giang, tổ y tế ấp 7A1, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Qua đi tuyên truyền, vẫn còn một số người dân chưa quan tâm dành thời gian nghe mình truyền thông. Người dân không hợp tác sẽ không nắm được nội dung mình truyền thông”. Còn tại xã Phú Tân, huyện Châu Thành, theo ông Phan Ngọc Ẩn, Trưởng trạm Y tế xã Phú Tân: “Thực hiện chiến dịch các ấp đồng loạt ra quân từ ngày 11 đến 13-10, chia ra đoàn 3 người để đi vận động, tuyên truyền tình hình dịch bệnh và hướng dẫn các biện pháp phòng dịch. Thuận lợi có tờ rơi tuyên truyền, nhưng cũng gặp khó khăn một số người dân chưa hợp tác, có những dụng cụ chứa nước có lăng quăng hướng dẫn người dân đổ diệt lăng quăng, nhưng sau đó giám sát lại người dân chưa thực hiện được. Đa số người trong độ tuổi lao động đi làm công nhân, ở nhà chỉ có người già, trẻ nhỏ, hạn chế hiệu quả tuyên truyền”.
Ngoài ý thức của người dân sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện phòng, chống dịch cũng còn hạn chế. Bà Lê Thị Phúc, Trưởng phòng khám Đa khoa Khu vực xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Chiến dịch được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã, các ngành, ấp vào cuộc nên đạt hiệu quả tích cực. Mấy tuần nay xã không ghi nhận ca bệnh, tuy nhiên điểm khó khăn là trong thời gian gần đây, có ca bệnh xã được phản hồi, khi xuống điều tra dịch tễ đã mắc bệnh mấy tháng trước. Việc phản hồi ca bệnh chậm sẽ tăng nguy cơ dịch lây lan do chưa giám sát phòng dịch kịp thời”.
Để kiểm soát tốt, kéo giảm số mắc các loại dịch bệnh truyền nhiễm, ngành y tế nhiều địa phương nhấn mạnh cần phát huy vai trò của người dân trong phòng, chống dịch và cần tiếp tục duy trì tuyên truyền. Ông Phan Ngọc Ẩn, Trưởng trạm Y tế xã Phú Tân, huyện Châu Thành, nhấn mạnh: ”Chúng tôi sẽ duy trì tuyên truyền vận động người dân một tháng dành thời gian làm vệ sinh môi trường 3 lần vào ngày 10, 20, 30. Tăng cường công tác tuyên truyền, thường xuyên tuyên truyền qua loa phát thanh và lồng ghép tuyên truyền qua các cuộc họp tổ, nhóm, công tác khám, chữa bệnh. Tăng cường giám sát kịp thời các ca bệnh, ngăn dịch lây lan cho những người xung quanh”.
Tương tự, ở thành phố Vị Thanh, ông Bùi Văn Trung, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Dịch bệnh có chựng lại sau triển khai chiến dịch, tuy nhiên, trong thời gian tới nếu không chủ động các biện pháp tăng cường kiểm soát dịch bệnh sẽ có nguy cơ gia tăng trở lại. Chúng tôi đã yêu cầu các địa phương duy trì hoạt động phòng, chống dịch và thực hiện định kỳ hàng tuần, mong có thể kéo giảm thấp nhất số trường hợp mắc bệnh trong năm nay”. Năm nay, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay - chân - miệng ở thành phố Vị Thanh đều tăng rất nhiều so với cùng kỳ năm trước. Từ ngày 1-1 đến nay đã có 136 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 132 ca so với cùng kỳ 2021, tay - chân - miệng ghi nhận 112 ca bệnh, tăng 86 ca so với cùng kỳ năm 2021.
Dịch bệnh truyền nhiễm cơ bản được kiểm soát và có chựng lại sau thực hiện chiến dịch, nhưng ngành y tế dự báo tình hình dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến khó lường, có thể tăng trở lại trong thời gian tới. Vì vậy, duy trì tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để kiểm soát để dịch không bùng phát, giảm số ca mắc và hạn chế thấp nhất tử vong vẫn cần quan tâm thực hiện trong thời gian tới.
Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm gần 10 tháng của năm 2022 đã tăng rất nhiều so với cùng kỳ năm 2021 ở tỉnh. Đã ghi nhận tổng số 591 ca bệnh tay - chân - miệng, tăng 211 ca so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, huyện Châu Thành có số mắc cao nhất 124 ca, thành phố Vị Thanh, huyện Phụng Hiệp đều ghi nhận trên 100 ca, các địa bàn còn lại dao động từ 29-86 ca. Bệnh sốt xuất huyết có 817 ca, trong khi cùng kỳ năm trước có 47 ca, tăng gấp hơn 17 lần. Số mắc sốt xuất huyết tập trung nhiều nhất ở huyện Phụng Hiệp, Châu Thành A, huyện Châu Thành và thành phố Vị Thanh. |
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM