【ket qua vl 2023】Sửa luật để không còn tình trạng “vốn chờ dự án”

[Ngoại Hạng Anh] 时间:2025-01-11 23:56:01 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:11次

Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi thuộc đối tượng đầu tư công

Việc quy định rõ nhằm đảm bảo có đủ cơ sở pháp lý làm căn cứ cho việc sử dụng chi đầu tư phát triển để bổ sung các nhiệm vụ đầu tư và hỗ trợ vốn của Nhà nước (bao gồm cả hỗ trợ lãi suất) cho các tổ chức kinh tế; cấp bù chênh lệch lãi suất,ửaluậtđểkhôngcòntìnhtrạngvốnchờdựáket qua vl 2023 phí quản lý và ủy thác cho vay qua ngân hàng chính sách.

Huy động nguồn lực địa phương vào các dự án liên vùng Dự án 1 luật sửa 7 luật, trình Quốc hội thông qua tại 1 kỳ họp
Sửa luật để không còn tình trạng “vốn chờ dự án”
Rõ nguồn chi để tháo gỡ vướng mắc cho các dự án. Ảnh: Tư liệu minh họa.

Ngoài ra, bổ sung cơ sở pháp lý để có căn cứ sử dụng nguồn đầu tư phát triển khác thực hiện các dự án đầu tư ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn, đồng thời phân biệt rõ chi đầu tư công theo Luật Đầu tư công và chi đầu tư phát triển khác.

Theo đó, chính sách được sửa đổi sẽ làm rõ thêm quy định sử dụng chi đầu tư phát triển của ngân sách Trung ương (NSTW) để thực hiện nhiệm vụ đầu tư và hỗ trợ vốn của Nhà nước (bao gồm cả hỗ trợ lãi suất) cho các tổ chức kinh tế.

Ngoài ra, bổ sung quy định sử dụng chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương (NSĐP) để thực hiện nhiệm vụ cấp bù chênh lệch lãi suất, phí quản lý và ủy thác cho vay qua ngân hàng chính sách; hỗ trợ doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân khác.

Nguồn tăng thu ngân sách trung ương các năm (2021, 2022, 2023) hiện vẫn đang phải chờ các dự án được phép sử dụng hoàn thiện thủ tục để trình cấp có thẩm quyền phân bổ, giao kế hoạch vốn).

Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định nên chưa có cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện.

Tại dự thảo Luật cũng đề xuất bổ sung quy định đối với việc việc quyết định đầu tư và chi đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, ngoài việc phải phù hợp với Luật Đầu tư công, thì các nhiệm vụ, dự án bố trí ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn được thực hiện theo pháp luật về ngân sách nhà nước cũng như các quy định của pháp luật có liên quan và sẽ được tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền vào cuối kỳ trung hạn.

Bộ Tài chính cũng cho biết sẽ bổ sung quy định để có căn cứ sử dụng nguồn đầu tư phát triển khác thực hiện các dự án đầu tư ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn, đồng thời phân biệt rõ chi đầu tư công theo Luật Đầu tư công và chi đầu tư phát triển khác.

Sở dĩ, Bộ Tài chính quyết định đề xuất sửa các quy định nêu trên, bởi vì theo quy định hiện hành thì cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi thuộc đối tượng đầu tư công. Thời gian qua Bộ Kế hoạch và đầu tư đã bố trí dự toán chi đầu tư phát triển hơn 600 tỷ đồng để cấp bù lãi suất cho Agribank (trong đó riêng giai đoạn 2016-2020 là 406 tỷ đồng) để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách. Cụ thể, Khoản 6 Điều 5 Luật Đầu tư công năm 2019 quy định: “Đối tượng đầu tư công: Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý...”.

Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ lãi suất thông qua các ngân hàng thương mại. Đến hết năm 2024 ước tính ngân sách vẫn còn phải cấp cho các ngân hàng thương mại khoảng 2.400 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ lãi suất. Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư không bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn để cấp bù cho các ngân hàng thương mại.

Tại hồ sơ đề xuất xây dựng Luật sửa đổi Luật Đầu tư công năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất hiệu chỉnh lại khoản 6 Điều 5 về đối tượng đầu tư công theo hướng việc cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý chỉ áp dụng cho các ngân hàng chính sách, không áp dụng cho ngân hàng thương mại. Do đó, cần bổ sung quy định hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức kinh tế.

Phân định rõ quy định chi đầu tư công và chi đầu tư phát triển khác

Cũng theo Bộ Tài chính, nhu cầu đầu tư các dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn (đầu kỳ trung hạn chưa được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, hoặc bố trí chưa đủ vốn) phát sinh hằng năm rất lớn, đặc biệt là các dự án phòng chống thiến tai thích ứng biến đổi khí hậu, an ninh, quốc phòng...

Sửa luật để không còn tình trạng “vốn chờ dự án”
Nguồn tăng thu ngân sách trung ương 3 năm qua vẫn đang phải chờ các dự án được phép sử dụng. Ảnh: Minh họa.

Trong khi đó, theo quy định của Luật Đầu tư công, dự án đầu tư công sử dụng vốn đầu tư công và phải thuộc kế hoạch trung hạn được cấp thẩm quyền giao, kế hoạch đầu tư công được lập theo giai đoạn trung hạn 5 năm.

Vì vậy trường hợp phát sinh dự án mới, bộ, cơ quan trung ương, địa phương phải thực hiện quy trình báo cáo cấp thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung danh mục đầu tư qua nhiều cấp, nhiều khâu thẩm định và mất nhiều thời gian từ (1 đến 2 năm) không triển khai ngay được mà phải chờ bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Trên cơ sở đó, triển khai các thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án mới giao được kế hoạch năm để thực hiện đấu thầu, lựa chọn nhà thầu mới và giải ngân được “vốn chờ dự án” là rất phổ biến và chưa có biện pháp khắc phục.

Đơn cử như nguồn tăng thu ngân sách trung ương các năm (2021, 2022, 2023) hiện vẫn đang phải chờ các dự án được phép sử dụng hoàn thiện thủ tục để trình cấp có thẩm quyền phân bổ, giao kế hoạch vốn). Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định nên chưa có cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện.

Do đó, tại dự thảo 1 luật sửa 7 luật, nội dung liên quan đến Luật Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đề xuất quy định rõ về nội dung này để tháo gỡ những khó khăn trong thực hiện các dự án đầu tư công./.

Quy rõ nguồn vốn hỗ trợ nhà ở cho người nghèo

Theo quy định tại Quyết định số 33/2019/QĐ-TTg và Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, Thủ tướng Chính phủ quy định: “Đối với các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%; ngân sách trung ương hỗ trợ 50%, ngân sách địa phương đảm bảo 50% mức cấp bù chênh lệch lãi suất cho Ngân hàng Chính sách xã hội”.

Dù vậy, trên thực tế, chưa có quy định tại văn bản luật việc sử dụng nguồn vốn nào của ngân sách địa phương để triển khai nhiệm vụ này dẫn đến khó khăn trong triển khai thực hiện. Do đó, cần phải bổ sung quy định để đảm bảo căn cứ pháp lý, rõ ràng, minh bạch cũng như sự thống nhất trong triển khai thực hiện trong toàn quốc.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接