Thời gian qua,ĐồngbằngsngCửuLongNngcaochấtlượnghạtgạket qua bong da cup c1 chau au nông dân cũng như hợp tác xã (HTX) ở một số tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã thực hiện trồng thí điểm lúa hữu cơ. Mô hình này đang dần khẳng định tính hiệu quả, bởi tiết kiệm chi phí, ít sâu bệnh, đặc biệt là nâng cao chất lượng hạt gạo.
Mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại tỉnh Hậu Giang được nông dân, nhà khoa học đánh giá cao.
Sản xuất xanh, sạch
Cả cuộc đời gắn bó với đồng ruộng, chứng kiến bao thăng trầm của hạt gạo Việt, ông Phan Công Chính, Giám đốc HTX Nông nghiệp Tân Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, nhận thấy đã đến lúc phải thay đổi để cứu lấy hạt gạo và cứu lấy chính mình. Nhận thấy thị trường xuất khẩu gạo đang đối mặt với nhiều khó khăn, trong khi nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước ngày một cao hơn, ông Chính bắt đầu manh nha ý tưởng trồng lúa hữu cơ.
Từ 1ha lúa ban đầu, vụ lúa Đông xuân 2016-2017, được sự hỗ trợ của địa phương và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp, ông Chính mở rộng mô hình sản xuất lên 10ha. Năng suất thu hoạch bình quân đạt 4,5 tấn/ha. Ông Chính cho biết: “Để chuyển đổi từ trồng lúa thường sang lúa hữu cơ là một quy trình, đòi hỏi nông dân phải tâm huyết và tin vào chuyện mình làm. Nếu lúa thường sử dụng phân hóa học thì đối với lúa hữu cơ lại sử dụng thuốc sinh học, nấm xanh, chất kích kháng, trồng hoa trên bờ ruộng để quản lý dịch hại. Dù năng suất thấp hơn lúa thường 1-2 tấn/ha, nhưng giá bán cao gấp đôi. Vụ vừa rồi, giá lúa được thu mua là 10.500 đồng/kg, trừ chi phí thì lợi nhuận cao hơn lúa thường khoảng 10 triệu đồng/ha”.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Mướp, ở xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, cũng trồng thí điểm mô hình lúa hữu cơ. Ông Mướp chia sẻ: “Khi áp dụng mô hình không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, lúa phát triển đồng đều, bông trổ tốt và cứng cây, không bị đổ ngã. Trong khi đó, lúa bán ra với giá cao hơn bên ngoài nên tôi càng yên tâm hơn”.
Nâng tầm chất lượng hạt gạo
Dự án sản xuất lúa hữu cơ được ngành nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL triển khai với diện tích 1.000ha trong vụ lúa Đông xuân 2016-2017. Theo đánh giá của nông dân trong dự án, ruộng áp dụng mô hình sử dụng phân hữu cơ có chi phí giảm 10%; giá lúa bán cao gấp đôi so với những hộ sản xuất lúa không áp dụng mô hình.
Bên cạnh giá bán cao, chi phí thấp, sản xuất lúa hữu cơ còn mang lại hy vọng cho chất lượng gạo Việt. Bởi quy trình sản xuất lúa gắn liền với việc sử dụng nước sạch, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ, nhằm tạo ra sản phẩm lúa gạo có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, giảm thiểu hàm lượng các chất gây hại. Điều này đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng gạo ngày càng cao của người dân trong và ngoài nước.
Theo thạc sĩ Nguyễn Phước Tuyên, Trưởng phòng Quản lý khoa học, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đồng Tháp, sản xuất lúa hữu cơ chú trọng chất lượng và giá trị sản phẩm, qua đó cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường. Đây là những cách làm mới giúp sản phẩm lúa gạo của mô hình thoát ly hoàn toàn phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.
Khẳng định lợi ích của phương thức canh tác lúa hữu cơ, PGS.TS. Phạm Văn Kim, nguyên Trưởng Bộ môn Khoa học cây trồng thuộc Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng: “Đây là mô hình có ý nghĩa rất lớn, bước đầu đã nâng tầm được chất lượng hạt gạo. Không chỉ vậy, sản xuất lúa hữu cơ, chúng ta không chỉ thu lợi nhuận từ lúa mà còn cả nguồn lợi thủy sản. Từ chỗ trước đây không có loại thủy sản nào sống được, nhưng sau 2-3 vụ, tại những cánh đồng canh tác hữu cơ đã có thủy sản sinh sống”.
Liên quan đến chất lượng hạt gạo, TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đất - Phân bón và Môi trường phía Nam, cho rằng: “Gạo đạt chứng nhận hữu cơ phải qua phân tích 135 chỉ tiêu đạt chuẩn, vượt trên cả tiêu chuẩn GAP, vì vậy được bán trên toàn thế giới. Đây cũng là bước khẳng định Việt Nam cung cấp được sản phẩm hữu cơ cho thị trường thế giới”.
Cũng theo TS. Nghĩa, để nông dân tham gia tích cực vào mô hình trồng lúa hữu cơ, cần tìm giải pháp khắc phục tình trạng năng suất thấp. Theo đó, bà con nông dân nên áp dụng mô hình 2 lúa - 1 cá; 2 lúa - 1 màu. Điều này rất tốt cho quá trình canh tác lúa. Bởi trong quá trình sinh trưởng của cá hay hoa màu sẽ giúp tăng sự màu mỡ của đất, khi đó sẽ góp phần tăng dinh dưỡng cho cây lúa ở vụ sau.
Đánh giá tính khả quan và hiệu quả của mô hình lúa hữu cơ, tại buổi làm việc với Tập đoàn Lộc Trời mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Tập đoàn Lộc Trời đã xây dựng thành công một mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ giá trị kinh tế cao trên cơ sở phát huy thành tựu của khoa học công nghệ. “Đây là hướng đi đúng đắn vì mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp, thích ứng hơn với biến đổi khí hậu, củng cố vị trí hàng đầu của Việt Nam về xuất khẩu lúa gạo trên thị trường thế giới”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Bài, ảnh: THÚY AN