【kết quả istanbulspor】Vốn FDI đổ vào bất động sản tụt xuống vị trí thứ 3

时间:2025-01-10 15:28:21 来源:Empire777

Gần 3,ốnFDIđổvàobấtđộngsảntụtxuốngvịtríthứkết quả istanbulspor2 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư vào bất động sản

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho rằng, đại dịch Covid-19 đã có những tác động tiêu cực tới nền kinh tế thế giới, trong đó các hoạt động sản xuất, kinh doanh đã bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình cảnh khó khăn. Tính đến 20/9/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 21,20 tỷ USD, bằng 81,1% so với cùng kỳ năm 2019. Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì trong nhiều năm trở lại, lĩnh vực bất động sản luôn đứng thứ 2 về thu hút nguồn vốn đầu tư FDI, chỉ đứng sau lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.

vốn-fdi-đổ-vào-bất-động-sản.jpg
Chính sách đầu tư thông thoáng tạo nhiều điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào bất động sản. Ảnh: Tuấn Nguyễn

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê 9 tháng đầu năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì vốn đăng ký đầu tư trong lĩnh vực bất động sản chỉ đạt gần 3,2 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng nguồn vốn FDI đăng ký mới. Như vậy, sau thời gian dài giữ vị trí số 2 sau lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, hoạt động kinh doanh bất động sản đã bị tụt xuống vị trí thứ 3 trong thu hút vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

Theo số liệu báo cáo của Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), trong 9 tháng đầu năm 2020, thành phố thu hút được 3,25 tỷ USD vốn FDI giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, đầu tư vào bất động sản 726 triệu USD, chiếm 22,3%, đứng thứ 2 trong thu hút nguồn vốn FDI, giảm mạnh so với năm 2019. Đứng đầu nguồn vốn FDI là Singapore, 23,62%, Hàn Quốc 17,04%, British Virgin Islands 13,07%, Camay Islands 10,29%, Nhật Bản 10,06%, Hoa Kỳ 3,72%, Hà Lan 3,11%, Trung Quốc 3,1%.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA đánh giá, mặc dù đại dịch Covid-19 tác động rất nghiêm trọng, nhưng so với các nước, thì nước ta trong 9 tháng đầu năm 2020, GDP vẫn tăng 2,12%; lạm phát được kiểm soát tốt, chỉ số CPI chỉ tăng 3,71%; dư nợ tín dụng tăng 6,09% so với cuối năm 2019.

Đại diện HoREA cho rằng, mặt tích cực là dư nợ tín dụng bất động sản trên địa bàn thành phố vẫn tăng 5,9% so với cuối năm 2019 và nợ xấu của các doanh nghiệp bất động sản chiếm 2,7% tổng dư nợ bất động sản, nên vẫn còn trong ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, có khả năng một số khoản vay tín dụng bất động sản có nguy cơ chuyển thành nợ xấu, trong đó có cả nguồn vốn đầu tư trái phiếu bất động sản của các tổ chức tín dụng và cá nhân, do đó cần phải có cơ chế kiểm soát, quản lý phù hợp.

Khó khăn chỉ là tạm thời

Nêu triển vọng thị trường, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng, sau hai đợt dịch bệnh Covid-19, hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản đã bắt đầu hoạt động trở lại. Các doanh nghiệp kinh doanh và phát triển bất động sản đã bắt đầu mở bán các dự án, công bố kế hoạch kinh doanh thời kỳ sau đại dịch cùng với kế hoạch tuyển dụng lao động và tìm kiếm nhân sự phù hợp cho kế hoạch lâu dài.

Mặc dù thị trường còn nhiều khó khăn, xong các doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp phát triển bất động sản đã có những giải pháp cụ thể để tiếp cận khách hàng, thay đổi khu vực phát triển để đón đầu xu thế dịch chuyển dòng vốn FDI, xu thế đô thị hóa ở những địa phương ngoài các đô thị lớn.

Ngoài ra, với những ưu đãi đặc biệt của thiên nhiên, hệ thống giao thông đi lại được cải thiện hơn, chính sách đầu tư thông thoáng và tạo nhiều điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Việt Nam đang có những lợi thế riêng hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư bất động sản trong và ngoài nước so với các nước trong khu vực về việc thu hút nguồn vốn cho ngành du lịch và phân khúc đầu tư bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, theo đó khó khăn chỉ là tạm thời.

Cũng theo Bộ Xây dựng, mặc dù bị tụt xuống vị trí thứ 3 về thu hút vốn, xong tổng vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực bất động sản vẫn tăng dần theo quý từ 0,264 tỷ USD lên 2,35 tỷ USD. Như vậy, trong quý III/2020 mặc dù thị trường bất động sản chịu tác động kép của Covid-19 đợt 2 và tháng ngâu nhưng thị trường vẫn có phản ứng tích cực thể hiện qua số liệu về tổng vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực bất động sản tăng mạnh 400% so với quý II/2020.

Đây là tín hiệu tốt cho việc bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển của lĩnh vực bất động sản nói riêng và đóng góp quan trọng đối với đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung./.

Văn Tuấn

推荐内容