Giao tranh ác liệt đã khiến Sudan rơi vào tình cảnh hỗn loạn về chính trị dẫn đến người dân lâm vào cảnh nghèo đói cần cứu trợ nhân đạo khẩn cấp.
Ảnh minh họa: Reuters
Mới đây,ởSudangyrahệlụkết quả trận granada các cuộc giao tranh giữa quân đội Sudan (SAF) và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) lại nổ ra khiến hơn 160 người, chủ yếu là dân thường, đã thiệt mạng.
Cụ thể, một vụ tấn công bằng bom thùng - loại bom dễ sản xuất nhưng gây hậu quả lớn trên diện rộng, tại thị trấn Kabkabiya ở phía Bắc Darfur đã khiến hơn 100 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. SAF phủ nhận trách nhiệm về vụ tấn công này, khẳng định họ có quyền nhằm vào bất kỳ địa điểm nào mà RSF sử dụng cho mục đích quân sự. RSF chưa đưa ra bình luận về vụ việc.
Trong khi đó, RSF thực hiện các cuộc pháo kích dữ dội nhằm vào thành phố Omdurman ở phía Tây thủ đô Khartoum do quân đội Sudan kiểm soát. Chính quyền địa phương xác nhận, 65 người đã thiệt mạng do các cuộc pháo kích.
Cuộc xung đột tại Sudan ngày càng đẫm máu hơn khi các nỗ lực ngừng bắn đều bị đình trệ và các cuộc xung đột, khủng hoảng ở những nơi khác đang thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Trong những tháng qua, SAF đã tăng cường các cuộc tấn công nhằm giành lại quyền kiểm soát các thành phố lớn ở miền Bắc và miền Trung Sudan. Trong khi RSF thường tiến hành đột kích vào các ngôi làng và thực hiện các cuộc tấn công bằng pháo binh dữ dội.
Trước đó, hồi cuối tháng 10, SAF tuyên bố đã chiếm lại một thành phố quan trọng ở phía Nam thủ đô Khartoum từ lực lượng bán quân sự đối thủ. SAF cho biết thêm, họ đã chiếm lại thành phố Sinja thuộc bang Sennar, khu vực có vị trí quan trọng do nằm trên tuyến đường chính nối liền các khu vực ở miền Đông và miền Trung nước này.
Các thành phố Sinja và Sennar đã bị RSF chiếm giữ trong một cuộc tấn công chớp nhoáng vào tháng 6-2024, khiến khoảng 726.000 dân thường tại đây phải di tản. RSF đã giành quyền kiểm soát nhiều khu vực rộng lớn của Sudan, bao gồm các khu vực phía Tây Darfur, khu vực Kordofan ở phía Nam Sudan, phần lớn thủ đô Khartoum và bang Al-Jazirah.
Người phát ngôn của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc (LHQ) về người tị nạn (UNHCR) Olga Sarrado cho biết: “Hơn 20.000 người Sudan từ các làng biên giới đã vượt biên vào Nam Sudan trong tuần trước, tăng gấp ba lần số lượng bình quân người đến hàng ngày so với các tuần trước đó. Ước tính có thêm khoảng 7.000 đến 10.000 người mới đến mỗi ngày. Hầu hết những người tìm nơi trú ẩn là phụ nữ và trẻ em, điều này cho thấy tác động của cuộc xung đột đối với nhóm dân số dễ bị tổn thương”.
LHQ cho biết, kể từ khi xung đột tại quốc gia này bùng phát vào tháng 4-2023, ít nhất 62.000 người đã thiệt mạng, hơn 30 triệu người, chiếm gần 2/3 dân số Sudan cần viện trợ khẩn cấp.
Trước thực trạng trên, Anh - quốc gia đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an LHQ ngày 18-11 đã tiến hành bỏ phiếu tìm kiếm sự ủng hộ từ các thành viên Hội đồng Bảo an đối với nghị quyết yêu cầu các phe tham chiến tại Sudan ngừng hoạt động bạo lực, đồng thời kêu gọi cho phép thực hiện hoạt động cung cấp hàng cứu trợ một cách an toàn và nhanh chóng.
Anh yêu cầu các bên tham chiến ngay lập tức chấm dứt chiến dịch tấn công trên toàn Sudan, để hoạt động cứu trợ nhân đạo xuyên chiến tuyến và biên giới một cách toàn diện, an toàn, nhanh chóng, không bị gián đoạn. Anh cũng kêu gọi tiếp tục mở cửa chốt kiểm soát biên giới Adre giữa Sudan và Cộng hòa Chad để cho phép thực hiện vận chuyển hàng cứu trợ.
Theo thông báo từ phía chính quyền Anh, Bộ trưởng Ngoại giao Anh David Lammy nhấn mạnh: “Anh sẽ không bao giờ để Sudan bị lãng quên” và tuyên bố tăng gấp đôi viện trợ của nước này lên 226 triệu bảng Anh (tương đương 285 triệu USD).
Giới quan sát nhận định, nếu tình trạng giao tranh giữa các phe đối lập ở Sudan vẫn tiếp diễn thì quốc gia này rơi vào hệ lụy kép “bế tắc chính trị không lối thoát dẫn tới cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng và di cư lớn nhất trong lịch sử thế giới.
HN tổng hợp