Giờ đây,ĩnhViễnđổnha cai zbet đặt chân đến Vĩnh Viễn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhiều hộ dân tích cực cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng...
Ông Lâm cố gắng vượt qua bệnh tật để sớm thoát nghèo từ mô hình nuôi ếch.
Từ ngày Hợp tác xã (HTX) Tiến Nông (chuyên trồng bưởi da xanh) hình thành, dù chỉ mới hơn 3 tháng nhưng đã thu hút khá nhiều thành viên tham gia. HTX hiện tại có 21 thành viên và khoảng 20 nông dân đăng ký tham gia HTX. Người dân trở nên ý thức hơn trong việc cải tạo vườn tạp, đặc biệt là lựa chọn cây có múi làm cây trồng chủ lực. Trước đó, đã có khoảng 6,5ha bưởi da xanh được trồng nhưng đa phần chỉ mang tính tự phát, chưa ứng dụng nhiều khoa học kỹ thuật. Dự kiến, đến năm 2018, Vĩnh Viễn sẽ phát triển thêm 11ha bưởi da xanh với 100% cây con giống được địa phương hỗ trợ.
Ông Đặng Văn Tính, ở ấp 2, xã Vĩnh Viễn, chia sẻ: “Từ khi tham gia HTX, tôi được hỗ trợ kỹ thuật, giúp hiểu rõ hơn về các loại bệnh thường gặp trên cây. Từ đó, tôi biết cách điều trị và hạn chế sâu bệnh để trồng cây thật hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao”. Trước đó, ông Tính đã trồng trên 100 gốc bưởi da xanh nhưng chưa có kinh nghiệm canh tác, nên phân vân, khi HTX được thành lập, nhiều người dân như ông Tính thấy phấn khởi, vì mình có thêm trợ lực. Bưởi da xanh bén rễ ở vùng đất này đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân, thu hẹp diện tích vườn tạp.
Theo thống kê của xã, có gần 23ha vườn tạp được cải tạo trong năm 2016 và những tháng đầu năm 2017.
Ngoài việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã Vĩnh Viễn còn đẩy mạnh thực hiện các biện pháp giúp người dân thoát nghèo. Hiện tại, xã có 191 hộ nghèo, chiếm 6,37%, đa phần là những hoàn cảnh bị bệnh tật, đối tượng bảo trợ xã hội. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng với ý chí, lòng quyết tâm, nhiều hộ dân đã đến gần hơn với ước mơ thoát nghèo từ sự hỗ trợ của địa phương. Gia đình ông Lê Văn Lâm, ở ấp 1, xã Vĩnh Viễn là một minh chứng. Từ Cần Thơ, gia đình ông Lâm về với vùng đất Vĩnh Viễn với hai bàn tay trắng. Vợ chồng ông phải ở đậu trên đất người khác. Lúc đó, ông nhận được sự hỗ trợ từ địa phương, tạo điều kiện vay vốn 10 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để nuôi ếch. Qua 5 năm cần mẫn, chăm chút cho ếch, ông Lâm đã mua được đất, cất một căn nhà lá nhỏ. “Nhờ địa phương hỗ trợ mà gia đình tôi mới có được cuộc sống như hôm nay. Mặc dù còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng chúng tôi luôn cố gắng để cải thiện cuộc sống gia đình”, ông Lâm nói. Ông Lâm được nhiều người dân khen ngợi vì ý chí vươn lên, dù mắc thêm bệnh teo cơ, đi lại khó khăn, hay nhức mỏi, nhưng đã vượt lên hoàn cảnh để thoát nghèo…
Những sự hỗ trợ, quan tâm kịp thời từ địa phương đã giúp cho đời sống người dân ngày càng khởi sắc, đó cũng là nền tảng để Vĩnh Viễn hướng đến mục tiêu xây dựng thị trấn trong tương lai. Ông Trần Thanh Nghĩa, Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Viễn, cho biết: “Chúng tôi đang tập trung mọi nguồn lực để phấn đấu trở thành thị trấn vào năm 2018. Việc kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo luôn được địa phương quan tâm. Xã đang tích cực kêu gọi sự đầu tư của các công ty, xí nghiệp nhằm nâng cao tỷ lệ lao động phi nông nghiệp”. |
Bài, ảnh: HỒNG NHUNG