Ông đánh giá như thế nào về vai trò của các DNVVN trong nền kinh tế hiện nay?đụngkinh nghiệm cá độ bóng đá
Sau khi có Luật DN, các DNVVN ngày càng phát triển, số lượng tăng lên rất nhanh. Trước đây, Việt Nam có khoảng 30-40 nghìn DN, nhưng trong mấy năm gần đây đã lên tới gần 600 nghìn DN, chiếm gần 97% tổng số DN của cả nước. Các DNVVN cũng đóng góp tới 45-51% vào GDP cũng như XK. Đặc biệt, số lao động mà các DNVVN hiện đang sử dụng chiếm trên 50% tổng số lao động của các DN, đóng góp khoảng 20% tổng thu ngân sách của đất nước. Có thể khẳng định, loại hình DN này đã và đang có vị trí ngày càng quan trọng giúp ổn định xã hội, tham gia công tác xóa đói giảm nghèo, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa.
Có một thực tế cho thấy, DNVVN luôn khó vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Đâu là nguyên nhân, thưa ông?
DNVVN khó tiếp cận nguồn vốn xuất phát từ nhiều yếu tố như sự khó khăn của nền kinh tế, sự thắt chặt điều kiện cho vay của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, quan trọng là do bản thân DN. Đặc điểm của các DNVVN ở Việt Nam, nhất là các DN nhỏ là phát triển rất nhanh, chưa được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. DN nghèo về vốn, công nghệ sản xuất lạc hậu. Bên cạnh đó, lực lượng lao động làm việc chất lượng chưa cao, thiếu đào tạo cùng với kinh nghiệm quản lý, quản trị ở mức độ hạn chế. Tất cả những yếu tố này khiến DN khó vượt qua được sự thẩm định của các tổ chức tín dụng khi xin vay vốn. Khi không có vốn, DN lại càng khó đầu tư công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh. Vòng luẩn quẩn đó lặp đi lặp lại khiến DN khó thoát ra nổi.
Vậy theo ông, cần phải làm gì để gỡ nút thắt cố hữu này, giúp cho việc tiếp cận nguồn vốn của DNVVN dễ dàng hơn?
Tôi cho rằng, trước hết, mọi luật lệ quy định cần cụ thể hơn để đảm bảo sự bình đẳng cho các DNVVN với các thành phần kinh tế khác, không chỉ trong vấn đề nguồn vốn mà ngay cả vấn đề liên quan tới đất đai, công nghệ, đào tạo nhân lực. Trong quá trình điều hành, thực thi quy định cần chú ý đảm bảo kỷ cương, kỷ luật, công khai minh bạch, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế trong xã hội đều được tự do cạnh tranh, khiến DNVVN không bị lép vế.
Như đã nói ở trên, DNVVN “xa” nguồn vốn một phần quan trọng là bởi năng lực DN còn nhiều hạn chế. Do đó, chính bản thân DN cũng phải tự đổi mới để tăng sức cạnh tranh cho mình. Ở góc độ của Hiệp hội, chúng tôi sẽ tập trung nâng cao nhận thức để DN nắm rõ những đường lối, chính sách, cơ chế liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng sẽ hỗ trợ DN trong đào tạo nhân sự, từng bước đổi mới công nghệ; tập trung phản ánh những khó khăn, tồn tại của DN với các cấp chính quyền quản lý để được tháo gỡ kịp thời. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ rà soát lại, có sự sắp xếp nghiêm túc, DN nào quá yếu không tồn tại được phải để bị đào thải theo cơ chế thị trường chứ không thể níu kéo mãi. Ngược lại, DN nào hoạt động trong lĩnh vực đang phát triển, có nhiều cơ hội thì phải đầu tư hỗ trợ, tác động tới các cơ quan khác để đạt được sự hỗ trợ lớn nhất.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thanh Nguyễn (thực hiện)