Vào mỗi tuần kể từ tháng 10/2020,ónggióchưadừnglạivớigiatộtỷ số feyenoord cứ tới thứ Năm sẽ có một đoàn xe Genesis và Mercedes dừng tại Tòa án Quận Trung tâm Seoul (Hàn Quốc), chở theo các lãnh đạo cũ và mới của Samsung. Trong đó có Phó chủ tịch Lee Jae-yong, người từng ngồi tù trong vụ hối lộ liên quan đến cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.
Dù được ân xá có điều kiện từ tháng 8/2021, ông Lee vẫn có thể phải quay lại song sắt nếu bị kết án về những tội danh khác, gồm cáo buộc thao túng giá cổ phiếu và gian lận kế toán. Cuộc chiến pháp lý hiện tại nhằm đảm bảo quyền kế vị của ông tại Samsung. Nếu thất bại, "triều đại" của gia đình Lee ở tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc có thể đi đến những ngày cuối.
Cảnh sát Hàn Quốc điều tra Lee Jae-yong vì nghi ngờ liên quan đến vụ sáp nhập giữa Cheil Industries - hãng thời trang mà Lee nắm nhiều cổ phần nhất - với công ty xây dựng Samsung C&T. Công tố viên cho rằng các điều khoản sáp nhập, bao gồm giá cổ phiếu của Cheil cao gấp 3 lần Samsung C&T, đã bị thao túng để Lee dễ dàng kiểm soát C&T, sau đó là đế chế Samsung.
"Thái tử Samsung" được đối xử đặc biệt
Theo Nikkei, Samsung C&T là cổ đông lớn nhất của Samsung Life Insurance, công ty bảo hiểm nắm nhiều cổ phần tại Samsung Electronics - "viên ngọc quý" của tập đoàn Samsung. Trước vụ sáp nhập, Lee Jae-yong không có cổ phần tại Samsung C&T.
Cuộc sáp nhập liên quan một phần đến vụ án nhận hối lộ của bà Park Geun-hye. Theo tòa phúc thẩm Seoul năm 2021, Lee đã hối lộ 8,7 tỷ won cho một người quen của bà Park, đổi lấy sự ủng hộ từ Quỹ Hưu trí Quốc gia Hàn Quốc trong vụ sáp nhập Samsung C&T năm 2015.
Phán quyết của tòa án khiến Lee ngồi tù tổng cộng 19 tháng trong 2 lần, còn cựu Tổng thống Park phải ngồi sau song sắt trong hơn 4 năm. Bà được Tổng thống Moon Jae-in ân xá vào cuối năm 2021. Trong khi đó, cuộc điều tra hiện tại có thể khiến "thái tử Samsung" trở lại nhà tù.
Phó chủ tịch Samsung xuất hiện tại Tòa án Quận Trung tâm Seoul ngày 24/2. Ảnh: Nikkei. |
Có tổng cộng 11 lãnh đạo, bao gồm Lee bị cáo buộc thao túng giá cổ phiếu, gian lận tài chính vào năm 2015. Công tố viên nhận định đó là yếu tố giúp Lee kế thừa quyền lực tại Samsung. Cuộc điều tra khiến 8 lãnh đạo Samsung bị kết tội, trong đó 3 người phải ngồi tù.
Các luật sư của Lee từ Kim & Chang, công ty luật hàng đầu Hàn Quốc cho rằng thỏa thuận chỉ là "hoạt động kinh doanh bình thường" nhằm tăng sức mạnh cho các chi nhánh.
Bê bối của "thái tử Samsung" là một phần của bức tranh liên quan đến các chaebol tại Hàn Quốc. Nhiều người cho rằng gia tộc điều hành chaebol được pháp luật ưu ái để họ thúc đẩy kinh tế Hàn Quốc. "Cứng rắn trước chaebol" là lời hứa trong nhiều chiến dịch tranh cử tổng thống Hàn Quốc, song hầu hết ứng viên khi nhậm chức không thể hoàn thành cam kết.
"Đó là sự rắc rối thường thấy giữa chính trị và kinh doanh" - Park Sang-in, Giáo sư Kinh tế khoa Hành chính công, Đại học Quốc gia Seoul
"Chính phủ yêu cầu các chaebol thúc đẩy nền kinh tế để nhận sự đối xử đặc biệt", Park Sang-in, Giáo sư Kinh tế khoa Hành chính công, Đại học Quốc gia Seoul nhận định.
Ông lấy ví dụ việc Lee được ân xá sau 19 tháng ngồi tù. Nhà Xanh, văn phòng điều hành của tổng thống Hàn Quốc cho biết chính phủ ân xá ông Lee vì "lợi ích quốc gia" chứ không phải sự ưu ái.
Tuy nhiên, các nhà quan sát nhận thấy thời gian ân xá cho Lee vào tháng 8/2021 chỉ 2 tuần trước khi Samsung thông báo kế hoạch đầu tư 195 tỷ USD vào ngành công nghiệp bán dẫn, sinh học và viễn thông, với việc tuyển dụng 40.000 nhân viên trong 3 năm.
Cuối tháng 12/2021, Tổng thống Moon đã mời Lee và lãnh đạo một số chaebol ăn trưa, ca ngợi họ vì tham gia dự án tạo công ăn việc làm cho thanh niên do chính phủ lãnh đạo. "Samsung đã nuôi dưỡng những 'người Samsung' với kỹ năng hàng đầu, theo triết lý 'tài năng là trên hết' từ phía lãnh đạo", tổng thống Hàn Quốc cho biết.
Cuộc sáp nhập của Samsung C&T liên quan một phần đến vụ án nhận hối lộ của cựu Tổng thống Park Geun-hye, khiến bà ngồi tù năm 2017. Ảnh: AP. |
Theo Giáo sư Park, hành động đó không phải trùng hợp ngẫu nhiên. "Đó là rắc rối thường thấy giữa chính trị và kinh doanh", ông Park nói rằng trách nhiệm sẽ thuộc về nhiệm kỳ tổng thống mới.
Trong các đợt tranh cử, Yoon Suk-yeol, người chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống ngày 9/3 hứa sẽ "cứng rắn trước Samsung". Ông từng tham gia điều tra người đứng đầu tập đoàn Hàn Quốc và một cựu chánh án Tòa án Tối cao. Những cuộc điều tra này được ca ngợi rộng rãi như một chiến dịch nhằm xóa bỏ "tệ nạn đã ăn sâu" nền chính trị Hàn Quốc.
"Bước cuối cùng để Lee chính thức kế vị"
Samsung được thành lập năm 1938 bởi Lee Byung-chull, ông nội của Lee Jae-yong, chuyên kinh doanh hàng tạp hóa. Byung-chull thành lập Samsung Electronics vào năm 1969, tiếp theo là Samsung Semiconductor & Telecommunications năm 1978. Sau khi Byung-chull qua đời năm 1987, con trai ông là Lee Kun-hee lên điều hành tập đoàn, giúp Samsung trở thành công ty toàn cầu trong lĩnh vực chip nhớ, điện thoại và TV.
Samsung hiện là tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc với tổng tài sản năm 2021 đạt 381,8 tỷ USD. Từ khi Lee Kun-hee nhập viện do đau tim vào năm 2014, nhiều câu hỏi được đặt ra về việc gia tộc họ Lee có thể nắm quyền được bao lâu.
Năm 2015, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngỏ ý muốn Lee Jae-yong bán Samsung Life Insurance cho công ty Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett. Tuy nhiên, lời đề nghị nhanh chóng bị từ chối.
Theo tài liệu dài 133 trang được Nikkei công bố, Samsung đã chuẩn bị kế hoạch công bố người kế vị trước khi Lee Kun-hee nhập viện có tên Project G, chữ "G" là viết tắt của "governance" (quản trị). Dự án do Samsung Securities khởi xướng năm 2012, đề cập đến vụ sáp nhập gây tranh cãi sau đó 3 năm.
Khi Lee Kun-hee nhập viện, Lee Jae-yong lập tức tiếp quản vai trò lãnh đạo, song quyền lực còn yếu do cha bị bệnh đột ngột. Các công tố viên nhận định đó là lý do Lee muốn thúc đẩy quá trình sáp nhập Samsung C&T dù bị cổ đông phản đối. Họ cho rằng thương vụ sẽ mở đường cho Lee Jae-yong kiểm soát toàn bộ đế chế Samsung mà không tốn nhiều công sức.
Vụ án của "thái tử Samsung" sẽ tiếp tục được xét xử dưới thời ông Yoon Suk-yeol, người chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc ngày 9/3. Ảnh: AP. |
Samsung C&T là chìa khóa cho quyền lực của gia tộc họ Lee tại Samsung Electronics, công ty mà gia đình Lee sở hữu 4,69% cổ phần. Sau khi Lee Kun-hee qua đời vào tháng 10/2020, vợ của ông là Hong Ra-hee cùng 3 người con - Lee Jae-yong, Lee Boo-jin và Lee Seo-hyun - được thừa kế cổ phần của Samsung Electronics.
Họ đồng ý để Lee Jae-yong thừa kế một nửa cổ phần của cha tại Samsung Life Insurance, giúp ông củng cố quyền lực. Trong khi đó, Bà Hong thành cổ đông cá nhân lớn nhất của Samsung Electronics với 2,3% cổ phần, dù Lee Jae-yong có ảnh hưởng lớn hơn khi giữ nhiều cổ phần của Samsung Life Insurance lẫn Samsung C&T.
Việc sáp nhập sẽ đảm bảo vị thế của gia tộc Lee cho một thế hệ mới. Sau thương vụ, Lee Jae-yong có thể kiểm soát chi nhánh Samsung C&T đã sáp nhập với 16,4% cổ phần, mở đường để ông nắm quyền tại Samsung Electronics.
Tuy nhiên, kế hoạch bất ngờ chệch hướng với sự xuất hiện của Elliott Management, quỹ đầu tư có trụ sở tại Mỹ. Tháng 6/2015, Elliott tuyên bố nắm 7% cổ phần trong Samsung C&T, phản đối vụ sáp nhập do "không công bằng và trái pháp luật", chỉ phục vụ việc kế vị của gia tộc Lee.
"Samsung và ông Lee nhiều khả năng không phải đối mặt viễn cảnh tệ hại nhất, do đã được chính phủ ông Moon trao đặc quyền" - Park Ju-geun, nhà phân tích của Leaders Index
5 ngày sau, Elliott đệ đơn lên tòa án quận Seoul, yêu cầu cấm Samsung C&T tổ chức đại hội cổ đông để thông qua sáp nhập nhưng không được chấp nhận. Năm 2018, Elliott kiện chính phủ Hàn Quốc lên Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA), đòi bồi thường 770 triệu USD. Đơn kiện của Elliott đang trong giai đoạn chờ xử lý.
Trước đó vào năm 2016, một nhóm người đã đâm đơn kiện Lee Jae-yong và Samsung lên tòa án. 2 năm sau, cơ quan quản lý tài chính Hàn Quốc cũng nộp đơn khiếu nại khi Ủy ban Dịch vụ Tài chính kết luận Lee và Samsung làm giả các tuyên bố về chứng khoán, có hành vi gian lận tài chính. Tháng 9/2020, sau gần 2 năm điều tra, các công tố viên đưa ra cáo buộc liên quan đến 11 lãnh đạo của Samsung.
Phán quyết khiến 8 lãnh đạo và nhân viên Samsung bị kết tội, trong đó 3 người phải ở tù do che giấu và tiêu hủy bằng chứng. Các công tố viên đã tịch thu nhiều máy chủ và ổ cứng giấu dưới sàn một nhà máy của Samsung Biologics, trong nhà xe một nhân viên tại Samsung Bioepis. Samsung Biologics là chi nhánh sản xuất thuốc của Samsung C&T, trong khi Samsung Bioepis là đơn vị nghiên cứu thuộc Samsung Biologics.
3 người con của Lee Kun-hee gồm Lee Jae-yong, Lee Boo-jin và Lee Seo-hyun. Ảnh: SCMP. |
Trọng tâm của cuộc điều tra là định giá hợp đồng hoán đổi cổ phiếu. Oh Yong-jin, cựu kế toán của đối tác Deloitte Anjin, làm chứng trước tòa rằng Samsung đã gây áp lực buộc ông định thấp giá trị của Samsung C&T. Oh thừa nhận yêu cầu các thành viên trong đội ngũ xóa email trao đổi với Samsung nếu bị kiện và điều tra.
"Tôi đã cãi vã và gửi email nhưng không được. Tôi phải tiếp tục công việc vì Samsung C&T hứa sẽ chịu trách nhiệm về bản báo cáo", Oh nói tại tòa. Choi Chi-hun, bị cáo trong vụ án và là Chủ tịch Samsung C&T trong quá trình sáp nhập từ chối bình luận về lời khai của Oh. Trong khi đó, Deloitte Anjin cũng từ chối trả lời phỏng vấn do Oh không còn làm việc tại công ty.
Nhà phân tích Park Ju-geun từ Leaders Index cho rằng Samsung rất muốn giải quyết các vấn đề pháp lý để Lee chính thức lên ngôi. "Đây là bước cuối cùng để Lee trở thành Chủ tịch, bởi ông không thể nắm quyền chính thức do rủi ro pháp lý", ông Park nói.
Tham vọng lớn của Samsung
Bất kể kết quả ra sao, vụ án đã khiến Samsung phải trả giá theo nhiều cách. Trước hết, sự vắng mặt của Lee khiến tập đoàn Hàn Quốc không thể mua lại nhiều công ty. Thương vụ lớn gần nhất của Samsung diễn ra năm 2016 khi mua lại tập đoàn công nghệ Harman của Mỹ với giá 8 tỷ USD. Trong khi ngành công nghệ chứng kiến hàng loạt thương vụ lớn nhỏ, công ty Hàn Quốc gần như đứng ngoài cuộc chơi trong 5 năm qua.
Khi Lee được ân xá vào tháng 8/2021, Samsung lập tức đặt ra những mục tiêu mới. Tại Triển lãm Điện tử CES 2022 ở Las Vegas (Mỹ) hồi tháng 1, Han Jong-hee, CEO Samsung Electronics tuyên bố nhiều thương vụ mua lại sắp diễn ra.
Han Jong-hee, CEO Samsung Electronics, tuyên bố nhiều thương vụ mua lại của tập đoàn Hàn Quốc sắp diễn ra. Ảnh: Samsung. |
Samsung còn đối mặt căng thẳng nội bộ với các nhà đầu tư, trong bối cảnh sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ TSMC và Intel trong lĩnh vực bán dẫn. Tháng 11/2021, Samsung công bố kế hoạch xây dựng nhà máy chip mới tại Texas trị giá 17 tỷ USD, kỳ vọng vượt qua Intel và TSMC trong lĩnh vực đúc bán dẫn (foundry) vào năm 2030.
Dù đặt ra nhiều mục tiêu, chưa ai chắc chắn số phận ông Lee sẽ ra sao. Dù vụ án đang trong giai đoạn đầu, các thẩm phán đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ. Khoảng 10 nhân chứng đã xuất hiện, bên cạnh công tố viên và luật sư để làm rõ vai trò của Lee Jae-yong trong vụ sáp nhập Samsung C&T năm 2015.
Lee sụt gần 13 kg khi được ân xá vào tháng 8/2021. Giới quan sát cho rằng thời đỉnh cao của ông còn lâu mới kết thúc. "Samsung và Lee nhiều khả năng không phải đối mặt viễn cảnh tệ hại nhất, do đã được chính phủ ông Moon trao đặc quyền. Tôi không nghĩ tổng thống tiếp theo có thể làm gì cứng rắn hơn người tiền nhiệm", nhà phân tích Park Ju-geun cho biết.
(Theo Zing)
Samsung: Khi ‘Thái tử’ trở về
Lee Jae Yong, người thừa kế tập đoàn Samsung, đã ra tù và âm thầm đưa chaebol lớn nhất Hàn Quốc thoát khỏi thời kỳ trì trệ.