【ket qua bồ đào nha】Ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng cao

[Cúp C2] 时间:2025-01-26 00:11:59 来源:Empire777 作者:World Cup 点击:159次

Báo Cà Mau(CMO) Xuất hiện rải rác từ đầu tháng 3, nhưng trong vài tuần trở lại đây, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) và tay chân miệng (TCM) trên địa bàn tỉnh tăng cao, khiến một số cơ sở y tế tuyến tỉnh và cơ sở quá tải trong điều trị.

Ghi nhận tai Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh vào buổi sáng đầu tuần, từ lối vào đến nơi chờ khám bệnh ở khu khám hay các phòng khám đều đông nghẹt người. Các bác sĩ ở đây cho biết, tình trạng này diễn ra từ đầu tháng 6 đến nay, số lượng bệnh nhi tăng đột biến. Hằng ngày trung bình có từ 500-600 ca/ngày điều trị ngoại trú. Trong đó, ngoài các bệnh về viêm đường hô hấp, đường ruột thì 2 tuần qua số ca mắc SXH và TCM tăng cao.

Bác sĩ Chuyên khoa I Lê Thị Minh Thư cho hay: “Khoảng 1 tháng nay, ngày nào bệnh cũng đông như vậy. Có khoảng 100 bệnh/ngày/phòng khám. Đa phần các bé bị bệnh TCM, SXH, viêm phổi, tiêu chảy. Trong đó, đặc biệt bệnh TCM, SXH gần đây nhiều hơn. Thường trẻ có những dấu hiệu sốt, các triệu chứng nghi ngờ, phụ huynh đều đưa trẻ đến khám và xét nghiệm”.

Do lượng bệnh đông nên chủ trương của bệnh viện là các y, bác sĩ tại các phòng khám phải làm việc liên tục, khi hết bệnh mới ngưng nghỉ, nhằm để đảm bảo sức khỏe các bé, tránh trường hợp phải chờ đợi sang buổi chiều hay phải đi khám lại. Vì thế, dù đã cuối giờ sáng, các y bác sĩ tại đây vẫn tích cực làm việc.

Bác sĩ tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh khám cho trẻ có dấu hiệu bệnh tay chân miệng.

Theo thống kê của Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, từ tháng 1 đến tháng 5, số ca SXH, TCM không đáng kể, nhưng từ tháng 6 trở lại đây biến động nhiều hơn. Tính riêng trong tháng 6 ghi nhận 160 ca TCM điều trị nội trú. Trong khi đó, tháng 5 chỉ có 20 ca. Đó là chưa kể đối với các trường hợp TCM ở độ 1 (nổi bóng nước, hồng ban) là cho về gia đình tự theo dõi, chăm sóc, không nhập viện. Những trẻ nhập viện chỉ khi có triệu chứng sốt cao không hạ, từ độ 2 trở lên. Cùng với TCM, ca bệnh SXH ghi nhận tại bệnh viện cũng tăng 28 ca, trong đó có tới 10% ca nặng có chỉ định truyền dịch.

Bác sĩ Chuyên khoa II Trần Thiên Lý, Trưởng phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, cho biết: “Dịch bệnh SXH, TCM đang gia tăng phức tạp, nhất là TCM, điều này dẫn đến quá tải về giường bệnh cũng như nhân lực chăm sóc bệnh nhân. Khoa Nhiễm chỉ có 70 giường, nhưng có đến 160 bệnh, các bệnh nhi phải nằm giường đôi”.

Theo các bác sĩ, đặc tính 2 loại bệnh này đòi hỏi việc chăm sóc phải rất sát sao. Đối với bệnh TCM, phải theo dõi sốt cao, những triệu chứng về giật mình, rối loạn thần kinh, quấy khóc, nên người nhà rất bất an, báo y, bác sĩ liên tục, trong khi bệnh nhân đông nên rất áp lực, khó khăn. Còn đối với bệnh SXH, thông thường ngày thứ 3 trở đi, nhất là ngày thứ 4, 5 sẽ có những trường hợp diễn biến xấu hơn. Do vậy, khi một bé vào nhập viện, phải giải thích cho người nhà hiểu để phối hợp với nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhi và cũng để phát hiện sớm các dấu hiệu để điều trị kịp thời, tránh diễn biến nặng cho các bé.

“Một trường hợp SXH khi đến trễ, vào độ 4, sẽ bị sốc nặng, dễ tử vong, suy đa cơ quan, điều trị rất cực. Để cứu sống một bệnh nhân SXH suy đa cơ quan vừa tốn kém về nhân lực, vật lực,…, trong khi mình có thể chủ động phòng ngừa không để diễn biến nặng, điều trị cũng nhẹ nhàng hơn, không để lại hệ lụy”, bác sĩ Lý cho biết thêm.

Có con mắc bệnh SXH nhập viện hơn 1 tuần nay tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, chị Chung Hồng Thắm (ấp Tân Thuộc, xã An Xuyên, TP Cà Mau), bộc bạch: “Ban đầu, thấy cháu sốt, tưởng bệnh sốt thông thường nên gia đình đưa cháu đi trạm y tế khám, lấy thuốc uống. 3 ngày sau đó cháu sốt lại, ăn không được, nôn ói, môi tím, khi hết sốt lại chuyển sang lạnh, nên chở ra bệnh viện khám mới biết cháu bị SXH”.

Bệnh nhi sốt xuất huyết nằm điều trị tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến ngày 28/6, toàn tỉnh ghi nhận gần 500 ca SXH và trên 600 ca TCM. Trong đó, nhiều nhất là huyện Cái Nước với 95 ca SXH, 80 ca TCM; TP Cà Mau có  67 ca SXH, 146 ca TCM; huyện Trần Văn Thời có 54 ca SXH, 107 ca TCM.

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, ông Đặng Hải Đăng cho hay: “Số ca mắc SXH và TCM tăng liên tục vài tuần qua, nhưng so với cùng kỳ vẫn giảm. So với 20 tỉnh thành phía Nam, tỉnh Cà Mau vẫn đứng thứ 16, nên dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, thời gian gần đây có một số địa phương có số ca mắc tương đối nhiều, như huyện Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Trung tâm đang đẩy mạnh Tháng phòng, chống SXH, xử lý những ổ dịch nhỏ. Đồng thời, tuyên truyền nâng cao ý thức trong cộng đồng phòng, chống SXH; giám sát, phát hiện các ca nhiễm để xử lý ngay các ổ dịch ở địa phương”.


 

Bác sĩ Chuyên khoa II Trần Thiên Lý khuyến cáo: Đối với gia đình, cha mẹ, thầy cô phải chăm sóc trẻ, cần phòng ngừa muỗi đốt, vệ sinh nhà cửa, giữ không gian thoáng. Còn đối với bệnh TCM, vệ sinh trẻ sạch sẽ, ăn uống rửa tay, uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng, vệ sinh đồ chơi của trẻ. Khi nhà trẻ phát hiện trẻ mắc TCM, phải cách ly ngay, tránh lây lan.

Với bệnh SXH, những trường hợp cần đến cơ sở y tế là khi bé sốt cao 2 ngày liên tục không hạ. Nếu có những dấu hiệu: đau bụng, ói, lừ đừ hoặc chảy máu mũi thì phải đến bệnh viện ngay.

Đối với bệnh TCM, phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ có những dấu hiệu như sốt cao liên tục, giật mình, chới với, li bì, nôn ói, tay chân lạnh.


 

Hồng Nhung

 

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接