【al ittihad vs al hilal】Góp ý sửa Luật Quản lý thuế: Sẽ cụ thể một số quy định trong văn bản dưới luật
时间:2025-01-26 01:14:48 出处:Cúp C1阅读(143)
Về hồ sơ khai thuế,ópýsửaLuậtQuảnlýthuếSẽcụthểmộtsốquyđịnhtrongvănbảndướiluậal ittihad vs al hilal có ý kiến đề nghị quy định rõ tiêu chí, loại thuế nào, đối tượng nào kê khai theo quý; loại thuế nào, đối tượng nào kê khai theo tháng, theo năm. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, quy định hiện hành, loại thuế khai theo tháng, theo quý, theo năm được quy định cụ thể bằng văn bản dưới Luật và thực hiện ổn định thời gian qua.
Tuy nhiên, trên thực tế và theo quy định ở văn bản dưới Luật thì hiện nay mỗi một loại thuế có một tiêu chí phân loại, mang tính đặc thù riêng. Vì vậy, sẽ không hợp lý nếu quy định một tiêu chí chung để áp dụng cho mọi sắc thuế; trường hợp quy định trong Luật tiêu chí cho từng đối tượng tương ứng thì sẽ không bảo đảm tính bao quát, khả thi. Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị giữ như Dự thảo Luật và hướng dẫn nội dung này bằng văn bản dưới Luật.
Đối với đề nghị quy định cụ thể địa điểm nộp hồ sơ khai thuế vào Dự thảo Luật, Bộ Tài chính cho rằng, hệ thống chính sách thuế bao gồm nhiều loại thuế, phí, mỗi loại thuế có đặc thù riêng về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế. Ví dụ: Thuế XNK nộp hồ sơ khai thuế tại nơi đăng ký tờ khai hải quan; các khoản thu về đất nộp tại cơ quan Thuế hoặc tại bộ phận một cửa liên thông; hoặc có thể được nộp thông qua Ủy nhiệm thu tại phường, xã.
Đặc biệt, công tác quản lý thuế đang từng bước thực hiện tin học hóa để cải cách thủ tục hành chính, hạn chế việc giao tiếp trực tiếp giữa người nộp thuế và cán bộ thuế, nên việc nộp hồ sơ khai thuế còn được thực hiện qua mạng và các hình thức trung gian khác như bưu điện, đại lý thuế.
Tới đây, cùng với việc xử lý dữ liệu tập trung thì dự kiến một số loại hồ sơ khai thuế sẽ được gửi/truyền trực tiếp đến trung tâm. Vì vậy, xin cho giữ như dự thảo Luật và hướng dẫn nội dung này bằng văn bản dưới luật, để có thể thay đổi phù hợp với tiến độ tin học hóa và sự thay đổi trong luật chính sách thuế, Luật Ngân sách.
Về đề nghị nâng thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế quy định tại Luật Quản lý thuế hiện hành từ 90 ngày lên 180 ngày đối với các DN có quy mô lớn, các tập đoàn, tổng công ty có đơn vị phụ thuộc, Bộ Tài chính cho biết, trên thực tế, việc áp dụng quy định thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành không phát sinh vướng mắc lớn; phần lớn các DN đều nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định.
Mặt khác, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế có liên quan chặt chẽ tới thời điểm thực hiện nghĩa vụ thuế của DN đối với Nhà nước; vì vậy, nếu kéo dài thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với một số DN có quy mô lớn, các tập đoàn, tổng công ty có đơn vị phụ thuộc thì vô hình trung đã cho phép kéo dài thời hạn nộp thuế của các DN này, dẫn đến không bảo đảm công bằng giữa các loại hình DN. Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị giữ nguyên quy định về thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Đối với nguyên tắc ấn định thuế, có ý kiến đề nghị làm rõ Cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) là hiệp định giữa các quốc gia hay là thỏa thuận giữa cơ quan công quyền và DN. Và bổ sung các quy đinh liên quan đến cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế như: Điều kiện, nguyên tắc, cơ chế, phương pháp, nội dung, thời gian thực hiện, chế tài xử phạt,… nhằm bảo đảm tính chặt chẽ của luật.
Theo Bộ Tài chính, APA là thỏa thuận được xác lập giữa cơ quan Thuế và các công ty đa quốc gia, có sự tham gia của cơ quan Thuế các nước có liên quan. Là cam kết của nhà đầu tư về giá, làm cơ sở xác định nghĩa vụ thuế và cơ quan Thuế thực hiện vai trò giám sát quá trình thực hiện cam kết này.
Mục tiêu áp dụng là nhằm khắc phục tính trạng không minh bạch, gian lận thuế. Vấn đề chống chuyển giá và thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tình thuế là những nội dung chính được điều chỉnh tại các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế.
Bên cạnh đó, Cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá là nội dung về thuế quốc tế, gắn với Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, được ký kết dưới danh nghĩa Chính phủ. Theo thông lệ quốc tế, ở cấp độ luật, các nước chỉ quy định một điều khoản chung, cho phép cơ quan Thuế có thể thực hiện APA.
Trên cơ sở điều khoản này của Luật, các nước ban hành văn bản (ở cấp Thông tư hoặc Nghị định) hướng dẫn quy trình tiến hành APA, trong đó sẽ bao gồm các nội dung về điều kiện, phạm vi các giao dịch, nội dung phương pháp xác định giá, thời gian thực hiện,…. Việc đàm phán APA với nước đối tác (cũng tương tự như Hiệp định thuế) thường được giao cho cơ quan Thuế thực hiện.
Trong điều kiện Việt Nam còn chưa có kinh nghiệm thực tiễn, vì vậy các nội dung về quy trình thực hiện APA sẽ phải xây dựng và hoàn thiện dần trên cơ sở áp dụng thí điểm trước một số trường hợp trước khi thực hiện đại trà. Vì vậy, đề nghị giữ như Dự thảo luật và hướng dẫn nội dung này bằng văn bản dưới luật, để có thể hoàn chỉnh dần từ kinh nghiệm thực tế và phù hợp với thông lệ đàm phán các thỏa thuận quốc tế chung.
Ngọc Linh
上一篇: Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Mưa to nhiều nơi, nguy cơ sạt lở cao
下一篇: Nhận định, soi kèo Panathinaikos vs PAOK FC, 01h30 ngày 6/1: Ông vua sân khách
猜你喜欢
- Hồi sinh voi Ma mút tuyệt chủng hơn 4 ngàn năm?
- Mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng sắn là 3%
- Lạng Sơn: Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc kỳ vọng sôi động trở lại
- Công ty Điện lực Vĩnh Phúc chủ động vận hành lưới điện mùa mưa bão
- Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- Hơn 14,3 tỷ đồng hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo
- 238 doanh nghiệp làm thủ tục tại Hải quan Cao Bằng
- Người tiêu dùng Đức ủng hộ cá tra dán nhãn ASC
- Bắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh Phúc