Bài 5: Những khó khăn cần tháo gỡ (BDO) Kết quả công tác phát triển đảng viên trong học sinh,áttriểnĐảngtrongtrườnghọcKhơidậykhátvọngcốnghiếntronghọcsinhsinhviêtỷ số cerezo osaka sinh viên những năm qua có tăng về số lượng. Tuy nhiên, với lượng lớn học sinh, sinh viên của cả nước nói chung và ở Bình Dương nói riêng thì số đảng viên được phát triển hàng năm vẫn chưa tương xứng, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Mặc dù đã có sự quan tâm của các cấp ủy đảng, song việc phát triển đảng viên trong đối tượng này trên thực tế vẫn còn một số khó khăn, cần có những giải pháp căn cơ hơn trong thời gian tới. Chi bộ Trường THPT Võ Minh Đức tổ chức lễ trao quyết định kết nạp đảng viên mới Chưa tương xứngnguồn lực Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương có tổng 40 trường phổ thông trung học, 7 trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên; 8 trường đại học, 7 trường cao đẳng nghề, 10 trường trung cấp chuyên nghiệp, đã thành lập 45 tổ chức Đảng, chiếm tỷ lệ 62,5% trên tổng số trường. Trong đó, 54 học sinh là đảng viên/14.757 học sinh (khối 12 năm học 2023-2024), chiếm tỷ lệ 0,3% trên tổng số học sinh; 130 sinh viên là đảng viên/28.984 sinh viên, chiếm tỷ lệ 0,4% trên tổng số sinh viên. Những con số trên cho thấy, số lượng đảng viên là học sinh, sinh viên còn chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn so với nguồn lực tiềm năng tại các trường học. Ông Phùng Đình Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, cho biết: vấn đề khó khăn trong công tác phất triển đảng viên trong sinh viên ở các trường đại học là với thời gian học tập tại trường chỉ có 4 năm, trong khi đó, thời gian công nhận cảm tình đảng và tiến hành thủ tục đảng của sinh viên thường được thực hiện vào 2 năm cuối. Do sinh viên các trường đại học, cao đẳng phải có thời gian để các tổ chức đoàn thể, cấp ủy đánh giá và đưa vào nguồn phát triển đảng nên có nhiều trường hợp sau khi hoàn tất hồ sơ, thủ tục kết nạp thì sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường hoặc đã ra trường. Do vậy, công tác thẩm tra, xác minh lý lịch, không kịp thời gian để xem xét, quyết định kết nạp tại trường. Đồng thời, nhiều sinh viên là đảng viên sau khi tốt nghiệp ra trường chuyển sinh hoạt đảng gặp rất nhiều khó khăn, do công việc chưa ổn định, thường xuyên thay đổi chỗ làm, chỗ ở. Một số sinh viên là đảng viên ra trường làm việc trong doanh nghiệp tư nhân, nhất là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa có tổ chức Đảng nên khó phát huy được vai trò của đảng viên, gặp nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt đảng định kỳ theo quy định...
Vì vậy, việc thành lập các tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp là yêu cầu cần thiết. Đồng thời, xây dựng, hướng dẫn nội dung, chương trình bồi dưỡng đối tượng kết nạp đảng viên mới phù hợp với đối tượng sinh viên, học sinh. Bà Nguyễn Thị Minh Thoa, Phó Bí thư chi bộ, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Minh Đức, cho biết: nguồn quần chúng để xem xét kết nạp vào Đảng trong các trường THPT nói chung mặc dù số lượng đông nhưng các em học sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ rất thấp, bởi liên quan đến quy định về độ tuổi. “Theo quy định, tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng). Qua thực tiễn cho thấy, quy định học sinh phải từ đủ 18 tuổi trở lên đã làm hẹp cơ hội để nhiều học sinh ưu tú, năng nổ tại các trường học được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Nếu tháo gỡ được quy định trên, các tổ chức Đảng tại trường học sẽ dồi dào nguồn kết nạp đảng viên hơn”, bà Thoa kiến nghị. Bà Nguyễn Thị Minh Thoa, Phó Bí thư chi bộ, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Minh Đức chia sẻ về khó khăn trong công tác phát triển đảng viên trong học sinh.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp Bà Nguyễn Minh Thủy, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Dương, cho biết: bên cạnh những ưu điểm và kết quả đạt được về công tác phát triển đảng trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh thời gian qua còn một số hạn chế, khó khăn. Đảng bộ Trường Đại học Quốc tế miền Đông tổ chức lễ trao quyết định kết nạp đảng viên mới Cụ thể, kết quả kết nạp đảng viên trong học sinh, sinh viên không đồng đều giữa các đảng bộ, chưa tương xứng với tiềm năng và điều kiện của tỉnh. Trong đó, vấn đề khó khăn nhất trong kết nạp học sinh hiện nay đó là tuổi kết nạp. Nhiều học sinh phấn đấu tốt, có thành tích nổi bật, nhưng tại thời điểm tốt nghiệp phổ thông trung học chưa đủ 18 tuổi. Khi chuyển hồ sơ đến các trường trung học, cao đẳng, đại học lại thiếu sự quan tâm, môi trường mới, điều kiện học tập mới sẽ khó duy trì được thành tích xuất sắc để xem xét kết nạp... Do vậy, bà Nguyễn Minh Thủy đề nghị Trung ương xem xét hướng dẫn cụ thể độ tuổi của quần chúng là học sinh THPT, được cử tham gia lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng; đồng thời xây dựng, hướng dẫn nội dung, chương trình bồi dưỡng đối tượng kết nạp đảng viên mới phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên.
Đỗ Trọng
|