欢迎来到Empire777

Empire777

【bang xep hạng c1】Giúp nạn nhân bị mua bán hòa nhập cộng đồng

时间:2025-01-10 20:42:01 出处:La liga阅读(143)

Tại phiên giải trình mới đây về việc thực hiện pháp luật phòng,ạnnhnbịmuabnhanhậpcộngđồbang xep hạng c1 chống mua bán người (MBN) do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức, với sự tham dự của đại diện nhiều bộ, ngành, Hội LHPN Việt Nam, vấn đề tìm ra các giải pháp hữu hiệu để nạn nhân bị mua bán, trở về tái hòa nhập cộng đồng được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm.

Thời gian qua, tội phạm MBN xảy ra và có dấu hiệu xảy ra ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, chủ yếu MBN ra nước ngoài (chiếm hơn 85%). Các vụ việc xảy ra chủ yếu qua các tuyến biên giới trên đất liền giữa Việt Namvới Trung Quốc, Cam-pu-chia, Lào, ngoài ra sang một số nước khác như Thái-lan, Ma-lai-xi-a, LB Nga... Các lĩnh vực thường xảy ra tội phạm như cho, nhận con nuôi, kết hôn có yếu tố nước ngoài; đẻ thuê; cho, hiến tạng; xuất khẩu lao động, di cư (hợp pháp hoặc bất hợp pháp) ra nước ngoài lao động làm thuê, du lịch, chữa bệnh, thăm người thân...

Số nạn nhân bị mua bán và nghi bị mua bán ở địa bàn trong nước ước tính chiếm tỷ lệ 1,13%. Ðể giúp nạn nhân bị mua bán nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, nhiều giải pháp đã được triển khai. Số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, giai đoạn 2016 - 2017, các đơn vị chức năng đã xác minh, giải cứu, tiếp nhận gần 1.120 trường hợp là nạn nhân bị mua bán, toàn bộ nạn nhân tiếp nhận được hỗ trợ ban đầu, tư vấn tâm lý, khám sức khỏe, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật. Nhiều địa phương đã thực hiện tốt các mô hình hỗ trợ nạn nhân bị mua bán thông qua hoạt động lồng ghép, phòng ngừa và tái hòa nhập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn với các nội dung thiết thực, hiệu quả như tổ chức dạy nghề cho phụ nữ, trẻ em thuộc diện nghèo, hỗ trợ tạo việc làm, cấp phát học phí, học bổng gắn với các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về phòng, chống MBN. Trên cả nước xuất hiện nhiều mô hình được đánh giá cao về triển khai hiệu quả, phù hợp thực tiễn qua các dự án quốc tế hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật như mô hình "Nhóm tự lực" thực hiện tại các tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình; mô hình "Kết hợp hỗ trợ nạn nhân bị mua bán với phòng, chống mại dâm, phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS" tại TP Hải Phòng; mô hình "Phòng ngừa phụ nữ có nguy cơ dẫn đến hoạt động mại dâm và dự phòng lây nhiễm HIV" tại TP Ðà Nẵng... Việc tuyên truyền, phổ biến số điện thoại 18001567 của Ðường dây nóng về phòng, chống MBN và bảo vệ, chăm sóc trẻ em được triển khai tại nhiều địa phương...

Từ nhu cầu, nguyện vọng của nạn nhân, hơn 50% số nạn nhân bị mua bán, sau khi tiếp nhận đã được trợ cấp khó khăn, học nghề, tạo việc làm, khám chữa bệnh, tạo điều kiện cho nạn nhân vay vốn với lãi suất thấp, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Hầu hết các trường hợp nạn nhân trở về chính thức, tự trở về hoặc được giải cứu đều nhận được sự hỗ trợ phù hợp. Tuy vậy, đánh giá và nhìn nhận việc thực hiện pháp luật về phòng, chống MBN thời gian qua vẫn còn những khó khăn, bất cập. Ðó là tiến độ xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản hướng dẫn cơ sở thực hiện còn chậm, nội dung chưa cụ thể. Việc rà soát, thống kê, lập hồ sơ hỗ trợ cho nạn nhân từ nước ngoài tự trở về không qua đường tiếp nhận gặp khó khăn, khó tiếp cận nạn nhân. Pháp luật quy định nạn nhân gồm cả những người bị mua bán trong nước và nam giới, tuy nhiên hiện nay đang thiếu dịch vụ hỗ trợ giúp hai nhóm đối tượng này. Nguồn lực dành cho công tác hỗ trợ nạn nhân vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Phần lớn nạn nhân không có nhu cầu học văn hóa vì thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội ngắn, mà bày tỏ nhu cầu được cung cấp dịch vụ tư vấn việc làm, học nghề; tuy nhiên việc đào tạo nghề lại chưa được chú trọng...

Luật Phòng, chống MBN quy định nhiều chính sách rất nhân đạo, qua thực tiễn cuộc sống đã tạo điều kiện cho nạn nhân trở về, sớm hòa nhập cộng đồng. Ðể thực hiện đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, Thường trực Ủy ban Tư pháp kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát hệ thống pháp luật về phòng, chống MBN, đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định về hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân. Một trong những nội dung được quan tâm là, để triển khai Chương trình Phòng, chống MBN giai đoạn 2016-2020 đạt kết quả tốt hơn, cần có nguồn lực thích đáng cho công tác tuyên truyền, công tác đấu tranh, trấn áp tội phạm và giải cứu, hỗ trợ nạn nhân. Bên cạnh việc Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội tiếp tục tăng cường giám sát về lĩnh vực này, công tác thanh tra, kiểm tra cũng cần được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo rốt ráo, thường xuyên, làm sao để việc bảo đảm nguồn kinh phí được thực hiện hiệu quả, đúng quy định, đúng địa chỉ, đối tượng.

Theo THÁI TRUNG/nhandan.com.vn

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: