VHO - Công an cảnh báo về việc xuất hiện thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao,ảnhgiácthủđoạnmạodanhcônganyêucầuchỉnhsửacăncướccôngdânđểlừađảlịch bóng đá đức 2 các đối tượng tự xưng cán bộ Công an gọi điện yêu cầu người dân cập nhật, chỉnh sửa thông tin căn cước công dân (CCCD) để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Ngày 7.6, chị Nguyễn Kim.N (sinh năm 1990, trú tại phường Hà Huy Tập, TP Vinh, Nghệ An) cho biết vào 10 giờ sáng cùng ngày, bất ngờ nhận được cuộc gọi từ một số điện thoại lạ tự xưng là cán bộ Quản lý hành chính về Trật tự xã hội Công an TP Vinh. Người này thông báo với chị cần trao đổi thông tin liên quan đến tình trạng CCCD. "Cán bộ" tự xưng thông tin ngày sinh trên CCCD của chị trên hệ thống Cổng thông tin điện tử VNeID của Bộ Công an bị sai lệch không thể thực hiện định danh được nữa. Cán bộ yêu cầu chị qua trụ sở bộ phận một cửa trên đường Minh Khai (TP Vinh) để được hướng dẫn cài đặt lại. Đối tượng nói chị N cần nhanh chóng, khẩn trương hợp tác với công an để kịp cập nhật dữ liệu trong ngày hôm nay. Thời điểm này, chị N đang bận việc nên trao đổi chưa đến làm được, đối tượng đã chỉ dẫn bằng cách nếu chị N không đến được thì sẽ gửi link qua zalo cho chị đăng nhập và xử lý chỉnh sửa thông tin qua cổng của Bộ Công an. Nếu không thao tác được sẽ tiếp tục "giúp đỡ" gọi điện video để hướng dẫn cụ thể hơn. "Vì đã được cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nên tôi đã không làm theo hướng dẫn qua zalo của cán bộ công an "tự xưng" này. Tuy nhiên do "cán bộ" hẹn ở địa điểm trụ sở là thật và nói đang chờ ở trụ sở để làm việc nên tôi đã đến bộ phận một cửa Công an TP Vinh để xác nhận và may mắn không bị "dính bẫy lừa". Đến đây, không chỉ mình tôi mà rất nhiều người nhận được các cuộc điện thoại tương tự và đến trình báo cơ quan công an", chị N chia sẻ thêm. Tương tự, ông Nguyễn Văn T, phường Lê Mao (TP Vinh) cũng nhận được cuộc gọi số lạ xưng là "cán bộ" công an. Cũng với thủ đoạn thông báo hiện phần mềm VNeID của ông T đang có trục trặc, chưa cập nhật hoàn thiện căn cước công dân. Đối tượng hướng dẫn ông T truy cập đường dẫn để làm các thủ tục online. Vì tin tưởng "cán bộ" nên ngay sau khi ông T tiến hành thao tác, ông đã mất đi số tiền lớn trong tài khoản ngân hàng. Kịp thời ngăn chặn các đối tượng lừa đảo người dân chiếm đoạt tài sản, ngày 7.6, Công an Thành phố Vinh đã ra thông báo cảnh báo người dân với nội dung Công an không gọi điện mời công dân đến Bộ phận một cửa - CA Thành phố để sửa sai, cập nhật thông tin về tài khoản định danh điện tử VNeID. Đề nghị công dân cảnh giác với các cuộc gọi lừa đảo. Trung tá Nguyễn Nam Quỳnh, Đội trưởng Đội cảnh sát QLHC về TTXH CATP Vinh cho biết: Trong nhiều ngày nay đã có nhiều người dân đến trình báo về sự cố bị những đối tượng gọi điện thoại yêu cầu chỉnh lại CCCD, có người cẩn thận đến liên hệ với cơ quan công an thì mới biết không có sự việc như thế. Nhưng cũng có người kém may mắn hơn đã bị các đối tượng lấy sạch tiền trong tài khoản, mà việc thu hồi lại hết sức khó khăn. Khi người nhận cuộc gọi có thái độ lo lắng, phân vân thì các đối tượng sẽ giở trò đe dọa, tự xưng là công an để hù dọa nếu không thực hiện cập nhật, chỉnh lý thì sẽ mất CCCD trên cổng của Bộ Công an, sẽ bị xử phạt… Nếu thực hiện theo hướng dẫn của các đối tượng thì người nhận cuộc gọi sẽ bị các đường link có mã độc xâm chiếm, lấy mất tiền trong tài khoản ngân hàng hoặc bị bọn chúng dụ chuyển tiền để khắc phục sự cố do CCCD bị lỗi. Để tránh trở thành nạn nhân của chiêu lừa đảo sử dụng ứng dụng dịch vụ công giả mạo, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an Nghệ An khuyến cáo: CCCD là giấy tờ do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội của Bộ Công an cấp, không phải là loại giấy tờ công dân có thể tự mình thực hiện, nên sẽ không có chuyện CCCD đã được cấp lại bị lỗi, bị mờ dấu vân tay… và không được cơ quan công an chấp nhận. Người dân nên tỉnh táo, cảnh giác trước những thông tin như trên để tránh bị lừa đảo. Nếu thấy có vấn đề nghi ngờ hay thắc mắc, nên liên hệ đến công an tại các phường, xã để được hỗ trợ, hướng dẫn chứ nhất định không được làm theo hướng dẫn của các đối tượng qua điện thoại, qua mạng xã hội, cho dù các đối tượng có tự xưng là công an hay cán bộ gì khác. Ngoài ra, người dân nên sử dụng những phương thức bảo vệ tài khoản sinh trắc học như vân tay, nhận diện khuôn mặt... để đăng nhập ứng dụng ngân hàng và các ứng dụng thanh toán khác. Không lưu thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng trên các phần mềm ứng dụng của điện thoại. |