Chiều 11/12,íthưhuyệnởHàTĩnhCầncơchếđặcthùxửlýtrụsởdôidưsausápnhậthứ hạng của las palmas tại kỳ họp HĐND tỉnh Hà Tĩnh, ông Đặng Trần Phong, Bí thư Huyện ủy Nghi Xuân (đại diện tổ đại biểu huyện Nghi Xuân) đề xuất tỉnh sớm có phương án, đề xuất Trung ương ban hành cơ chế đặc thù cho các địa phương trong việc xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập đơn vị hành chính.
“Theo tôi cần có cơ chế đặc thù trong việc xử lý tài sản dôi dư. Ví như trụ sở xuống cấp, đến thời gian thanh lý rồi thì cho thanh lý phần tài sản, sau đó quy hoạch lại. Nếu cho thuê thì cần chuyển sang đất thương mại dịch vụ để cho thuê, hoặc chuyển sang đất bán đấu giá”, ông Phong nói.
Cũng theo ông Phong, đất gắn với tài sản thì việc xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập rất khó, vì theo quy định sẽ không làm được.
“Sắp tới về tinh giản con người có cơ chế đặc thù thì về tài sản cũng cần có cơ chế như vậy mới giải quyết được. Nếu không đại biểu và cử tri nhân dân tỉnh nhà lại tiếp tục đề nghị, tiếp tục đề xuất”, ông Phong nói.
Được biết, theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện giai đoạn 2023-2025, từ ngày 1/1/2025, Hà Tĩnh sẽ giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và giảm 7 xã, qua đó dự kiến dôi dư 261 cán bộ.
Hà Tĩnh sẽ có 30 cơ sở nhà, đất tại đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp phải giải quyết, trong đó có 11 cơ sở nhà đất dự kiến phương án xử lý điều chuyển; 9 cơ sở nhà, đất dự kiến phương án chuyển giao về địa phương và 10 cơ sở nhà, đất dự kiến phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng sử dụng đất.
Với 9 cơ sở nhà, đất tại các đơn vị cấp huyện, có 1 cơ sở nhà đất dự kiến phương án xử lý điều chuyển; 1 cơ sở nhà, đất dự kiến phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; 7 cơ sở nhà đất (thuộc huyện Lộc Hà) dự kiến thu hồi.
UBND tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng phương án chi tiết giải quyết 9 trụ sở cấp huyện và 30 trụ sở cấp xã dôi dư, bảo đảm hoàn thành trong thời hạn 3 năm kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành.