您的当前位置:首页 > World Cup > 【frankfurt – stuttgart】Gắn phát triển hạ tầng với chuyển dịch năng lượng: Hướng đi bền vững 正文

【frankfurt – stuttgart】Gắn phát triển hạ tầng với chuyển dịch năng lượng: Hướng đi bền vững

时间:2025-01-10 20:40:06 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Những cơ hội mới cho tương lai ngành điện, năng lượng tái tạo Việt Nam Ngành công nghiệp chiếm hơn 5 frankfurt – stuttgart

Những cơ hội mới cho tương lai ngành điện,ắnpháttriểnhạtầngvớichuyểndịchnănglượngHướngđibềnvữfrankfurt – stuttgart năng lượng tái tạo Việt Nam Ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc Tiết kiệm năng lượng là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững
Gắn phát triển hạ tầng với chuyển dịch năng lượng: Hướng đi bền vững
Diễn đàn Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu.

Chia sẻ tại Diễn đàn Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu với chủ đề: Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại Hà Nội ngày 17/10/2024, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho rằng, Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ từ xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu.

Theo phân tích của Phó Chủ tịch VCCI, Việt Nam có đặc điểm địa lý, khí hậu lý tưởng để sản xuất năng lượng tái tạo với đường bờ biển dài, thời tiết nhiệt đới gió mùa nên nhận được lượng bức xạ nhiệt mặt trời và lượng gió tương đối lớn.

Những điều kiện này có ý nghĩa quan trọng trong định hướng an ninh năng lượng để phát triển nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Hà Mạnh, Giám đốc điều hành Tổng công ty May 10 cho rằng, với hơn 7.000 nhà máy trên toàn quốc và sử dụng khoảng 3 triệu lao động, ngành dệt may đóng vai trò quan trọng về kinh tế.

Tuy nhiên, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đặt ra yêu cầu bảo vệ môi trường và phát thải thấp như một cam kết ràng buộc.

Các sản phẩm và nhãn hàng đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và trách nhiệm đối với người lao động nên "xanh hoá" ngành dệt may đang là hướng đi mà các doanh nghiệp trong ngành hướng tới.

“Vấn đề xanh hoá và phát triển bền vững là những tiêu chí cạnh tranh mà các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản yêu cầu ở các nhà cung cấp bên cạnh các yếu tố về giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng”, ông Hà Mạnh nêu rõ.

Nhận thức được tầm quan trọng của năng lượng xanh cho nền kinh tế, Việt Nam đã đưa ra nhiệm vụ cụ thể trong Quy hoạch tổng thể về ngành năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ ban hành ngày 26/7/2023 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII).

Tuy nhiên, ông Hoàng Quang Phòng cho rằng, quá trình chuyển dịch năng lượng gắn với phát triển hạ tầng năng lượng nếu được thực hiện tốt sẽ thúc đẩy Việt Nam đạt được đồng bộ các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, đáp ứng được tầm nhìn dài hạn của đất nước.

Theo đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ, các doanh nghiệp nên tập trung vào các khâu tiềm năng, tạo ra lợi nhuận nhất như sản xuất, phân phối, còn lại những khâu như truyền tải, tiêu thụ nên là các doanh nghiệp nhà nước.

Các doanh nghiệp cũng nên tìm kiếm cơ hội từ chuyển dịch năng lượng để làm chủ công nghệ tiên tiến thông qua việc chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài…

Đặc biệt, các chuyên gia đã nhấn mạnh đến việc xây dựng chiến lược phát triển hạn chế phát thải carbon trong dài hạn và trung hòa carbon vào năm 2050 phù hợp với xu thế chung trên thế giới; việc tháo gỡ các rào cản chính sách, tăng cường các nguồn lực, thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ để thực hiện chiến lược giảm sâu phát thải carbon.

Theo ông Nguyễn Sỹ Đăng, Phó Vụ trưởng Vụ Đánh giá, thẩm định và Giám định công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), quá trình chuyển dịch năng lượng cần lưu ý đến vấn đề tự chủ và dựa vào những thế mạnh đang có. Các nguồn điện đã làm chủ về công nghệ cần duy trì, không nên thay đổi một cách quá chóng vánh.

Ông Đăng cũng lưu ý, động lực chuyển đổi năng lượng xuất phát từ tiềm năng và tạo ra các cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tuy nhiên, chuỗi cung ứng này gồm 4 khâu: sản xuất, truyền tải, phân phối, tiêu thụ.

Mặt khác, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc B.Grimm Power Việt Nam, việc đào tạo và nâng cao chất lượng nhân lực trong lĩnh vực năng lượng xanh là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự chuyên nghiệp và minh bạch trong quá trình phát triển.

Thúc đẩy hợp tác quốc tế và chia sẻ công nghệ cũng là một giải pháp quan trọng.

Ông Tuấn nhấn mạnh, Việt Nam cần mở rộng hợp tác với các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào và Campuchia để thu hút vốn đầu tư và tiếp nhận công nghệ tiên tiến. Song song đó, chính sách giá điện cũng cần linh hoạt hơn.