【tỷ lệ kèo nhà cái 365】Trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình: Cần tạo cơ chế để nhân rộng
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 09:59:05 评论数:
Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) về vấn đề trên.
PV: Được biết, Bộ Y tế đang xây dựng mô hình điểm 26 TYT hoạt động theo nguyên lý YHGĐ tại 8 tỉnh, thành phố, để từ đó nhân rộng ra các địa phương. Ông có thể cho biết nội dung xây dựng mô hình TYT điểm?
Ông Nguyễn Nam Liên:Để triển khai thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khoá XII và Quyết định 2348/QĐ-TTg ngày 5/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới, Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động số 1379/CTr-BYT ngày 19/12/2017, với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở trên cả nước, theo nguyên lý YHGĐ.
Tuy nhiên, để thuận lợi trong quá trình thực hiện, song song với việc triển khai rộng trong cả nước, Bộ Y tế đã khảo sát, lựa chọn 26 TYT thuộc 8 tỉnh, thành phố, theo 3 vùng để triển khai và rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh trong quá trình nhân rộng. Các TYT xã điểm thực hiện theo Hướng dẫn số 1383/HD-BYT ngày 19/12/2017 của Bộ Y tế.
Trong đó, chủ yếu là đổi mới hoạt động của TYT theo nguyên lý YHGĐ, triển khai và làm tốt 6 nhiệm vụ chuyên môn chính, cụ thể: Truyền thông giáo dục, nâng cao sức khỏe; lập và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân để từng bước phấn đấu thực hiện mục tiêu mọi người đều được theo dõi, tư vấn, khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm, mục tiêu 90% dân số vào năm 2020 và 100% dân số vào năm 2025 được quản lý sức khỏe; quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm, trước mắt là các bệnh huyết áp, đái tháo đường, tim mạch tại TYT xã, chăm sóc sức khỏe trẻ em, người cao tuổi; công tác dân số; phòng bệnh, tập trung vào triển khai tốt công tác tiêm chủng, thực hiện các dự án, hoạt động của chương trình mục tiêu y tế dân số, khám, sàng lọc, phát hiện sớm bệnh tật…
Về dược và y dược cổ truyền, tập trung vào xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại TYT phù hợp với trình độ, khả năng chuyên môn và cung cấp đầy đủ thuốc theo danh mục để TYT xã có thuốc phục vụ người bệnh.
PV: Chất lượng khám chữa bệnh (KCB) hiện nay ở các TYT đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng thiếu bác sĩ. Để giải quyết thực trạng trên, Bộ Y tế có giải pháp thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Nam Liên:Bộ Y tế đang triển khai dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”, với mục tiêu đào tạo và cử bác sĩ trẻ về các huyện đặc biệt khó khăn, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở.
|
Bộ cũng xây dựng chương trình, tài liệu, thực hiện đào tạo cho bác sỹ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh và dược tại TYT xã theo nguyên lý YHGĐ cho các TYT xã trong cả nước; xây dựng phần mềm quản lý tiêm chủng mở rộng; quản lý một số bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở; xây dựng và thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh, đẩy mạnh đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực cho tuyến dưới.
PV: Nhiều ý kiến cho rằng, cần có cơ chế tài chính, bảo hiểm y tế (BHYT) thông thoáng cho tuyến y tế cơ sở phát triển. Bộ Y tế đã có hành động thế nào để hoàn thành mục tiêu nhân rộng mô hình trên, thưa ông?
Ông Nguyễn Nam Liên:Bộ Y tế đang xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn việc phân bổ ngân sách y tế theo hướng ưu tiên, bảo đảm tối thiểu 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng, dành khoảng 40% ngân sách y tế cho TYT xã; xây dựng hướng dẫn về cơ chế quản lý tài chính đối với trung tâm y tế huyện.
Bộ cũng chỉ đạo ngành dọc ở các địa phương triển khai thực hiện tốt Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017 quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở, bao gồm 76 dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và 241 thuốc cung ứng tại TYT xã để trạm có điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, theo dõi, quản lý một số bệnh không lây nhiễm để thu hút người bệnh về tuyến y tế cơ sở.
Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện nghị định sửa đổi Nghị định số 105/2014/NĐ-CP theo hướng bỏ quy định giao quỹ KCB cho TYT tối đa bằng 20% quỹ KCB BHYT ngoại trú, thay vào đó cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ ký hợp đồng với Trung tâm y tế tuyến huyện để tổ chức KCB BHYT tại TYT tuyến xã.
Việc bỏ quy định giao quỹ KCB BHYT cho TYT tuyến xã sẽ nâng mức chi trả chi phí KCB tại TYT kể cả chi phí điều trị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, chi trả chi phí thuốc điều trị HIV, lao…, qua đó nâng cao chất lượng KCB BHYT tại tuyến y tế cơ sở, tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế của người có thẻ BHYT ngay tại tuyến cơ sở, giảm tình trạng người bệnh lên tuyến trên điều trị gây quá tải cho bệnh viện tuyến trên.
Về lâu dài sẽ xây dựng cơ chế giá dịch vụ và cơ chế đồng chi trả phù hợp nhằm khuyến khích người dân khám, chữa bệnh ở tuyến dưới và các cơ sở y tế ở tuyến trên tập trung cung cấp các dịch vụ mà tuyến dưới chưa bảo đảm được.
PV: Xin cảm ơn ông!
Đức Việt (thực hiện)