Tiếp tục góp ý về dự thảo Quy chế tuyển sinh chính quy trình độ đại học,ỏđiểmsànxéttuyểnnguycơgiảmchấtlượngđàotạođạihọsì dách trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc bỏ điểm sàn xét tuyển sẽ gây nguy cơ giảm chất lượng bậc đại học nếu Bộ GD-ĐT tạo không có những giải pháp kiểm soát chặt quá trình đào tạo.
Bỏ điểm sàn xét tuyển liệu có giảm chất lượng đào tạo đại học?.
Dự kiến, Bộ GD-ĐT tạo sẽ không quy định chung ngưỡng điểm sàn xét tuyển đại học mà các trường tự xác định điểm xét tuyển. Tất cả học sinh đã tốt nghiệp THPT đều có quyền chọn trường đại học để đăng ký xét tuyển. Một số ý kiến cho rằng việc bỏ điểm sàn xét tuyển đại học là hợp lý, để các trường được tự chủ trong xét tuyển. Mỗi trường có đặc thù đào tạo riêng nên việc quy định một ngưỡng điểm sàn chung cho tất cả các ngành nghề là không hợp lý.
Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trường Đại học FPT nói: “Dự kiến sẽ bỏ điểm sàn, đối với các nước khác chuyện này hết sức bình thường, thể hiện vấn đề liên quan đến tự do học thuật, tức là quyền được đi học, giống như nhu cầu cá nhân. Còn tất nhiên tốt nghiệp được hay không là việc của các trường, nhận hay không thì tùy theo ngưỡng chất lượng của từng trường nhưng mà nhà nước không tạo một rào cản để cản trở. Nếu mà xét về tính chất của chính sách thì bỏ điểm sàn hết sức tốt, nhưng tất nhiên khi đấy sẽ có ảnh hưởng nhất định trong năm đầu tiên thực hiện”.
Những ảnh hưởng từ việc bỏ điểm sàn trong những năm đầu tiên mà ông Lê Trường Tùng và lãnh đạo nhiều trường đại học đề cập là: sẽ xảy ra tình trạng các trường đại học lấy mức điểm xét tuyển thấp cho đủ chỉ tiêu. Khi đó, các trường cao đẳng, trung cấp không còn nguồn tuyển, kéo theo việc phân luồng ở bậc giáo dục phổ thông sẽ không còn ý nghĩa.
Ông Nguyễn Tiến Thanh, Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Đảm bảo chất lượng, Trường Đại học dân lập Hải Phòng cho rằng, không chỉ các trường cao đẳng, trung cấp mà nhiều trường đại học ngoài công lâp cũng sẽ không tuyển được thí sinh nếu các trường công lập đặt mức điểm nhận hồ sơ thấp: “Có lẽ là cần có điểm sàn cho từng nhóm trường khác nhau.
Ví dụ tôi ở một trường top đầu, là trường trọng điểm vậy điểm sàn cho trường trọng điểm là bao nhiêu. Đấy là trường mà Nhà nước cung cấp nguồn nhân lực, nguồn lực về tài chính để các trường này đào tạo. Vậy điểm sàn đối với trường này rất là cao, ví dụ 20 điểm, 23 điểm trở lên, chứ không thể là những trường này lấy xuống 15 điểm hay sắp tới lại lấy xuống 12 điểm rõ ràng là không ổn. Các trường top dưới sẽ cực kỳ khó khăn, đặc biệt là đối với các trường cao đẳng lại càng khó khăn”.
Nhiều trường và chuyên gia lo ngại bỏ điểm sàn chung sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo bậc đại học nếu các trường chạy theo số lượng tuyển sinh, không kiểm soát kỹ chất lượng đầu vào, nhất là đối với những trường chưa có uy tín chất lượng.
Lo ngại này là có căn cứ bởi trong quá trình đào tạo của các trường đại học ngoài công lập còn thiếu sự sàng lọc, chất lượng sinh viên tốt nghiệp không cao. Trong khi đó, tâm lý sính bằng cấp trong xã hội vẫn còn nặng nề, nên vẫn sẽ xảy ra tình trạng thí sinh có học lực kém vẫn chọn vào đại học thay vì đi học nghề. Khi nguồn nhân lực chất lượng thấp thì sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế- xã hội và trách nhiệm này là của Bộ GD-ĐT hay của trường? Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ GD-ĐT cần có quy định về quản lý chất lượng đào tạo của các trường trước khi bỏ điểm sàn xét tuyển.
Ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho biết: “Phương án không còn điểm sàn nữa, đấy là một phương án làm đúng và như thế có giảm chất lượng đại học không, đấy là một vấn đề mà Bộ Giáo dục cần làm rõ. Việc không kiểm soát đầu vào nhưng phải kiểm soát đầu ra và kiểm soát chương trình dạy của các trường đại học, kiểm soát đội ngũ nhà giáo của các trường đại học có đạt chuẩn hay không, cái đó người dân mới cần. Bộ phải đưa ra những chương trình kiểm soát sau tuyển sinh để trường hoàn toàn chịu trách nhiệm chứ không phải là bây giờ bộ thả rồi mình cứ thế tha hồ đào tạo”.
Một số ý kiến cũng đề nghị, trong thời điểm nhiều trường đại học chưa được kiểm định, việc công bố chuẩn đầu ra của nhiều trường còn mang tính hình thức thì không nên bỏ điểm sàn xét tuyển. Trước nhiều ý kiến khác nhau về dự kiến bỏ điểm sàn xét tuyển đại học, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, phương châm chỉ đạo nhất quán là lấy chất lượng đào tạo làm mục tiêu hàng đầu cho mọi hoạt động.
Điểm sàn là một trong những yếu tố liên quan đến chất lượng đào tạo, nên Bộ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, tham vấn ý kiến của chuyên gia, đánh giá tác động của các phương án khác nhau theo hướng giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường phù hợp với năng lực thực hiện. Bộ GD-ĐT sẽ thống nhất với các trường tại cuộc họp Hiệu trưởng các trường đại học sắp tới để quyết định phương án xác định điểm sàn phù hợp.
Theo VOV