当前位置:首页 > La liga > 【bxh bỉ】Khó liên kết phát triển du lịch

【bxh bỉ】Khó liên kết phát triển du lịch

2025-01-26 00:36:40 [World Cup] 来源:Empire777

Doanh nghiệp du lịch Huế giới thiệu sản phẩm với các đối tác

Rào cản

Liên kết du lịch “Ba địa phương – một điểm đến” Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam đã góp phần đưa thương hiệu du lịch miền Trung đến với du khách trong và ngoài nước như là điểm đến lý tưởng của Việt Nam. Với mô hình này,óliênkếtpháttriểndulịbxh bỉ công tác quảng bá, xúc tiến du lịch từng bước hướng đến chuyên nghiệp. Các chương trình tham gia hội chợ, roadshow, giới thiệu sản phẩm du lịch được mở rộng đến châu Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á. Ông Vũ Quốc Trí, Giám đốc Dự án EU nhận xét: “Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam là ba địa phương hội tụ đầy đủ yếu tố để liên kết phát triển toàn diện. Việc bắt tay liên kết trong các hoạt động quảng bá du lịch cũng như xây dựng chính sách quản lý, phát triển sản phẩm, nguồn lực... góp phần từng bước định vị thương hiệu du lịch 3 địa phương. Với hỗ trợ của Dự án EU, chúng tôi kỳ vọng tạo ra tác động tích cực vào sự phối hợp của ba địa phương này để tạo một điểm đến du lịch nổi trội của Việt Nam, có thể cạnh tranh trong khu vực ASEAN”.

Dù được đánh giá là tốt nhất Việt Nam hiện nay, liên kết Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam vẫn còn những rào cản, thách thức. Theo ông Vũ Quốc Trí, cách quản lý điểm đến hiện nay vẫn đang quen điều hành theo sự phân chia địa giới và tổ chức hành chính. Do đó, trong phối hợp còn những rào cản, giới hạn về chức năng, nhiệm vụ cũng như phân định quyền hạn, trách nhiệm về mặt hành chính, chưa thuận lợi để cùng bàn, cùng làm.

Doanh nghiệp du lịch Huế giới thiệu sản phẩm với các đối tác

Ông Trần Viết Lực, Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển du lịch, Sở Du lịch cho rằng: “Cái khó hiện nay là sự thống nhất về cơ chế chính sách của 3 địa phương chưa đồng bộ. Du khách chỉ nghĩ là họ đến với miền Trung chứ không phân biệt Huế, Đà Nẵng hay Quảng Nam nên rất ngạc nhiên khi cơ chế chính sách về giao thông, dịch vụ... của mỗi địa phương khác nhau ”.

Ông Lê Hữu Minh, Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch trăn trở: “Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam được Tổng cục Du lịch xem là một điển hình tiêu biểu thành công trong liên kết du lịch giữa các địa phương. Tuy vậy, mối liên kết này mới chỉ dừng lại ở cấp độ các cơ quan quản lý Nhà nước, các hiệp hội du lịch, trong các hoạt động cùng nhau xúc tiến quảng bá, tổ chức các đoàn famtrip, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực. Thực tế, các doanh nghiệp chưa thực sự bắt tay liên kết với nhau để tạo ra những sản phẩm dùng chung cho ba địa phương. Đây là một điểm yếu trong liên kết”.

Ngoài Đà Nẵng và Quảng Nam, Thừa Thiên Huế còn mở liên kết với các tỉnh Bắc Trung bộ, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ... Tuy vậy, những hợp tác này mới dừng lại ở những chuyến ghé thăm, famtrip khảo sát và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, hỗ trợ, giúp nhau trong quảng bá du lịch, cung cấp, trao đổi thông tin mà chưa có giải pháp, hành động cụ thể để triển khai nên việc liên kết chưa có hiệu quả. Sự thiếu đồng bộ về cơ chế chính sách, khó khăn trong việc kết nối giao thông cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc liên kết gặp khó.

Cần “nhạc trưởng”

Nhiều ý kiến cho rằng, để liên kết du lịch với các địa phương hiệu quả, không chỉ Sở Du lịch mà các cấp lãnh đạo cao hơn phải vào cuộc. Đây sẽ là những “nhạc trưởng” chỉ đạo, điều hành trong việc thống nhất các cơ chế, chính sách, tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành, đầu tư cho hoạt động liên kết...

Theo ông Lê Hữu Minh, ngoài hoạt động của các cơ quản quản lý, mấu chốt cho sự bền vững của mối liên kết là sự vào cuộc năng động, tích cực của các doanh nghiệp. Cơ quan quản lý Nhà nước chỉ làm đầu mối để kết nối doanh nghiệp của các địa phương, vấn đề còn lại là doanh nghiệp phải ngồi lại với nhau, cùng bắt tay hợp tác khai thác du lịch.   

Bà Lê Thị Tuyết, Phó Giám đốc Lữ hành Hương Giang đồng tình: “Chính quyền tạo điều kiện, sân chơi, còn doanh nghiệp là chủ thể để thực hiện liên kết, xây dựng sản phẩm hấp dẫn, trao đổi khách. Điều này tùy thuộc vào thị trường mà doanh nghiệp hướng đến, tùy thị hiếu của khách hàng năm”. Ông Trần Viết Lực đề nghị: “Bản chất của hợp tác là hạn chế tối đa sự cạnh tranh không lành mạnh. Các địa phương cần học tập lẫn nhau để tạo ra sự thống nhất về cơ chế chính sách, tạo ra những sản phẩm dùng chung, tránh sự trùng lắp sản phẩm trong liên kết”.  

Vấn đề kết nối giao thông cũng rất quan trọng trong việc mở rộng liên kết. Nếu không thể kết nối trực tiếp thì có thể liên kết một cách gián tiếp, dựa vào những mối liên kết sẵn có để phát triển những mối liên kết mới. Thừa Thiên Huế có thể dựa vào lợi thế của mô hình “Ba địa phương – một điểm đến”, cụ thể là thông qua Đà Nẵng để kết nối với các địa phương khác, hoặc thông qua TP. Hồ Chí Minh để kết nối với thị trường miền Tây. Đại diện một công ty lữ hành ở Đà Nẵng đề xuất: “Với tiềm năng đang có, để mở rộng liên kết, Huế cần mở được những đường bay quốc tế trực tiếp; đồng thời, khảo sát, xây dựng hệ thống sản phẩm vừa phục vụ khách quốc tế vừa phù hợp với nguồn khách nội địa”.

MINH HIỀN

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读