Phế liệu nhập khẩu có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường bị Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh phát hiện tại cảng Cát Lái. Ảnh: TL Ông Âu Anh Tuấn - quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý hải quan (Tổng cục Hải quan) đã trao đổi với phóng viên TBTCO về vấn đề này. * PV:Thưa ông,ảiquantìmgiảipháphạnchếviệcđưaphếliệuvàoViệtỷ lệ kèo cúp fa tại sao lại có tình trạng nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam lớn như thời gian qua, gây ùn ứ tại cảng biển, đặc biệt ở cảng Cát Lái TP. Hồ Chí Minh có đến 8.000 container? - Ông Âu Anh Tuấn:Theo nhận định ban đầu của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm 2018, Trung Quốc cấm nhập 24 loại phế liệu và chất thải rắn, bao gồm cả nhựa phế liệu và các loại phế liệu khác. Do vậy thì hàng hóa trước đây nhập vào Trung Quốc thì nay chuyển hướng nhập vào thị trường các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. | Cơ quan hải quan sẽ đề xuất với các bộ, ngành giải pháp căn cơ để có thể ngăn chặn dứt điểm tình trạng nhập khẩu phế liệu, gây nguy hại cho môi trường... Ông Âu Anh Tuấn |
Trong năm 2017, theo thống kê, Trung Quốc đã nhập hơn 73 triệu tấn phế liệu nhựa phục vụ hoạt động gia công sản xuất làm nguyên liệu cho sản xuất xuất khẩu. Đến thời điểm này, Trung Quốc không nhập nữa. Do đó, các doanh nghiệp (DN) nước ngoài đã lợi dụng sự thông thoáng trong hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) tại các cảng biển Việt Nam, liên quan đến các thủ tục cho phép dỡ hàng, vận chuyển hàng hóa tại cảng biển, để đưa các mặt hàng phế liệu vào nước ta. Hơn nữa nhập khẩu tăng cũng do nhu cầu của một số nhà máy sản xuất tái chế phế liệu của Việt Nam, như ngành sản xuất giấy và sắt thép. Tuy nhiên, đáng chú ý là nhập khẩu phế liệu nhựa là mặt hàng rất độc hại. Một số cơ sở nhập khẩu phế liệu không trực tiếp sản xuất lại bán cho các làng nghề để sử dụng tái chế nhựa, gia công hạt nhựa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Theo đánh giá của chúng tôi đây là mặt hàng có sự đột biến tăng mạnh vào Việt Nam. * PV:Trước thực tế này, với vai trò "người gác cửa nền kinh tế", kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu, cơ quan hải quan đánh giá thế nào về các hoạt động này. Qua giám sát, cơ quan có phát hiện các biểu hiện gian lận hoặc bất thường nào và đã có động thái gì, thưa ôn? - Ông Âu Anh Tuấn:Trong thời gian qua, qua công tác thực hiện thủ tục hải quan đối với mặt hàng phế liệu nhập khẩu, cơ quan hải quan đã phát hiện ra một số hành vi liên quan đến gian lận, vi phạm đến quy định bảo vệ môi trường. Cụ thể, hải quan phát hiện một số trường hợp DN đã làm giả chứng thư, giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu để sản xuất của cơ quan tài nguyên và môi trường; tẩy xóa giấy phép để hợp thức hóa chứng từ khi thực hiện các hoạt động nhập khẩu. Ngoài ra, cơ quan hải quan cũng phát hiện một số hành vi DN trốn tránh các quy định về quản lý nhập khẩu phế liệu. Ví dụ, DN khai nhập khẩu một số mặt hàng nhựa đã qua sử dụng (màng nhựa, bao bì nhựa) nhưng thực tế hàng hóa này là phế liệu. Luật Bảo vệ môi trường cũng định nghĩa rất rõ phế liệu là hàng hóa nguyên liệu đã qua sử dung, mà trong quá trình sản xuất được loại ra và làm nguyên liệu đầu vào trong quá trình chế tác thì đây là phế liệu. Căn cứ như vậy thì hàng hóa nêu trên có nhiều khả năng là phế liệu nhập khẩu. Hiện tại, Tổng cục Hải quan cũng đang tăng cường kiểm tra, giám sát tại các cửa khẩu và cảnh báo các cục hải quan tỉnh, thành phố lưu ý với các mặt hàng khai là nhựa đã qua sử dụng, hoặc là các mặt hàng nhựa đã qua sử dụng. Ngoài ra cơ quan hải quan đã phát hiện một số trường hợp DN khập khẩu hàng hóa khai sai tên hàng, sai mã HS, sai số lượng nhằm gian lận, trốn tránh việc kiểm soát của cơ quan nhà nước có liên quan. Đồng thời, theo nhận định ban đầu, một số trường hợp nhập khẩu ủy thác, DN không chuyển giao cho các đơn vị không đủ điều kiện tái chế, xử lý phế liệu mà chuyển cho các cơ sở gia công nhỏ lẻ, làng nghề sản xuất, không có năng lực sản xuất, đảm bảo về môi trường. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về danh sách các mặt hàng phế liệu nhập khẩu. Trong danh sách này, cơ quan hải quan đánh giá có khá nhiều mặt hàng có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, chúng tôi tập trung rà soát để đảm bảo danh mục đó thực sự là các mặt hàng nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ sản xuất, không ảnh hưởng đến môi trường. Thời gian vừa qua theo phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng và kiểm soát của cơ quan hải quan cho thấy, lượng hàng hóa phế liệu tồn đọng gia tăng rất mạnh trong những tháng đầu năm 2018. Cơ quan hải quan cũng đang tập hợp báo cáo các cấp có thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan để có giải pháp hạn chế tình trạng nhập khẩu hàng phế liệu. * PV:Thực tế, số hàng hóa phế liệu trên 90 ngày đang tồn ứ khá lớn tại cảng biển chưa được giải quyết được. Vấn đề này sẽ được cơ quan hải quan giải quyết thế nào? - Ông Âu Anh Tuấn:Theo Điều 58 Luật Hải quan, hàng hóa tồn đọng tại cửa khẩu cảng biển quá 90 ngày, cơ quan hải quan sẽ thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để DN đến nhận hàng làm thủ tục. Trong vòng 60 ngày kể từ ngày thông báo nếu chủ hàng đến làm thủ tục, cơ quan hải quan sẽ giải quyết thủ tục. Chủ hàng sẽ bị xử lý theo quy định về thủ tục hải quan, còn sau 60 ngày nếu không có chủ hàng đến thì cơ quan hải quan sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể, đối với hàng hóa có khả năng gây ô nhiễm môi trường (phế liệu nhựa, giấy), cơ quan hải quan sẽ yêu cầu người vận chuyển hàng hóa, hoặc người chuyên chở phải đưa hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, quay trở lại nước xuất khẩu ban đầu. Tuy nhiên, cái khó là pháp luật Việt Nam không có điều khoản quy định cho cơ quan hải quan có thẩm quyền không cho phép dỡ hàng xuống cảng đối với những lô hàng phế liệu gây ô nhiệm môi trường, hoặc không có giấy phép. Vấn đề này do pháp luật về hàng hải, pháp luật liên quan đến môi trường là chưa rõ ràng. Để hạn chế việc đưa phế liệu vào Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường, thời gian tới Tổng cục Hải quan sẽ kiến nghị có biện pháp ngăn chặn từ khi DN vận tải xếp hàng lên tàu chuyển về cảng biển Việt Nam. * PV:Với 8.000 container đang tồn đọng tại cửa khẩu cảng biển TP. Hồ Chí Minh gây sự chú ý của dư luận vừa qua, việc này đã và đang được cơ quan hải quan giải quyết ra sao, thưa ông ? - Ông Âu Anh Tuấn:8.000 container hiện tại đang nằm ở cảng Cát Lái, bao gồm container mới vận chuyển về cũng như những container phế liệu đã chuyển về có thời gian kéo dài, và trong đó có thời hạn trên 90 ngày là khá lớn, trên dưới 4.000 container. Cơ quan hải quan đang rà soát, tổng hợp, báo cáo các cơ quan có liên quan để có giải pháp xử lý. Đồng thời, để hạn chế tình trạng DN tiếp tục đưa hàng về thì DN cảng Sài Gòn đã đưa ra giải pháp không tiếp nhận hàng hóa là phế liệu nhập khẩu mà không có giấy phép nhập khẩu khi vận chuyển đến Việt Nam. Có nghĩa là hàng hóa phải có giấy phép xác nhận của Bộ Tài nguyên và môi trường đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu về phục vụ sản xuất thì mới được dỡ hàng… Đối với hàng tồn, cơ quan hải quan sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng liên quan để xử lý đúng theo Luật Hải quan và thông tư của Bộ Tài chính quy định về xử lý hàng tồn đọng tại cảng biển… Về lâu dài, chúng tôi cũng sẽ có đề xuất giải pháp cụ thể với các bộ, ngành chức năng theo hướng có thể ngăn chặn dứt điểm tình trạng ô ạt nhập khẩu phế liệu có khả năng gây nguy hại cho môi trường. * PV:Xin cảm ơn ông ! Ngọc Linh |