【bxh nữ】Trắng đêm vây cổng trường tranh suất vào lớp 10: Vì đâu nên nỗi?
Chuyện 33.000 học sinh THCS ở Hà Nội không đủ điểm học trong các trường công lậpđang là nỗi lo của không chỉ các em,ắngđêmvâycổngtrườngtranhsuấtvàolớpVìđâunênnỗbxh nữ phụ huynh, các nhà trường và xã hội. Chúng ta hãy thử nhìn nhận hiện tượng này để tìm lời giải cho học sinh sau THCS.
Trước hết, chủ trương phân luồng sau THCS chưa được thực thi như mong muốn. Nhiều phụ huynh vẫn muốn con em mình theo học hết THPT. Họ cho rằng sang tuổi 16, các em học xong THCS chưa đủ sức khỏe thể chất lẫn tinh thần để chuẩn bị bước chân vào thị trường lao động sau 1,5 năm học nghề.
Suy nghĩ này còn rất nặng nề trong mỗi gia đình, vì thế cha mẹ các em muốn bằng mọi cách cho các em được học THPT.
Nếu mọi phụ huynh nhận thức được độ tuổi lao động theo quy định của nhiều quốc gia là sau 15 tuổi, việc các em học xong THCS, có 1,5-2 năm học nghề để trở thành người lao động là một điều bình thường.
“Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020” đề ra mục tiêu học sinh sau THCS vào giáo dục nghề nghiệp (GDNN) chiếm tỷ lệ 30% vào năm 2020, nghĩa là đến năm 2020, quy mô học sinh tốt nghiệp THCS vào hệ thống GDNN là khoảng 320.000 -330.000 học sinh.
Mục tiêu này cho tới hiện nay chưa hoàn thành bởi nhiều phụ huynh không muốn con mình học nghề, nhiều học sinh không muốn mình vào học các trường nghề sau khi học xong THCS; công việc truyền thông về phân luồng, chính sách sử dụng lao động... cũng đã không khuyến khích học sinh học nghề sau khi tốt nghiệp THCS.
Theo các thông báo gần đây, số học sinh sau khi học xong THCS tiếp tục học tiếp THPT trong cả nước có tỉ lệ cao hơn 75%, khu vực nông thôn, tỉ lệ này cao hơn.
Việc học sinh tiếp tục chọn và cho rằng chỉ có con đường vào THPT (sau đó tiếp tục học đại học và cao đẳng) mới là con đường dẫn tới thành công là một trong những nguyên nhân dẫn tới học sinh không muốn “đi lối khác” sau THCS và đó là một lựa chọn không chính xác nếu không muốn nói là sai lầm!
Hãy khoan nói đến việc muốn con bằng mọi cách tốt nghiệp THPTrồi cao đẳng và đại học là lỗi của cha mẹ. Ai trong chúng ta cũng đều muốn con cái mình được học tử tế, để sau này ra đời, đi làm sẽ lựa chọn được những việc làm nhẹ nhàng, thu nhập cao.
Tuy nhiên, phải thấy rằng, việc lựa chọn của thị trường lao động có những quy luật riêng: không phải bất cứ nghề nghiệp nào, vị trí việc làm nào cũng đòi hỏi người lao động phải có trình độ đại học/cao đẳng.
Trong một công trình nghiên cứu gần đây của Hoàng Thị Minh Hà & Đinh Thị Hảo cho thấy: “Cơ cấu lao động qua đào tạo có bằng cấp của Việt Nam và chuyển dịch theo hướng ngày càng bất hợp lý hơn” bởi theo kinh nghiệm quốc tế, tỉ lệ lao động có trình độ bậc trung và sơ cấp phải là nhóm có tỷ lệ cao nhất.
Mô hình tiêu chuẩn ở các nước phát triển là 1/4/10 (trong đó 1: Lao động có trình độ đại học và cao đẳng, 4: Lao động có trình độ trung cấp và 10: Lao động đã được đào tạo qua dạy nghề), trong khi đó, mô hình của Việt Nam hoàn toàn ngược lại. Năm 2018 tỷ lệ tương ứng là 1/0,3/0,4.
Tỷ lệ lao động trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề vốn đã thấp, lại có xu hướng giảm đi trong những năm qua. Cũng theo hai tác giả này: “Việt Nam đang thiếu trầm trọng đội ngũ lao động chuyên môn kỹ thuật có trình độ trung cấp và sơ cấp. Hay nói cách khác, nếu lấy số lượng lao động trình độ sơ cấp/dạy nghề hiện nay làm gốc tham chiếu, Việt Nam đang thừa một lượng lớn lao động trình độ cao (từ cao đẳng trở lên)”.
Lao động có trình độ cao đẳng và đại học chiếm tỉ lệ cao như vậy nhưng năng suất lao động của chúng ta thuộc vào hàng thấp trong các nước Đông Nam Á. Đây là một cảnh báo cho nghịch lí sử dụng lao động qua đào tạo ở Việt Nam hiện nay.
Một chuyên gia về Kiểm định chương trình đào tạo có tiếng đã phải thốt lên: “Cao đẳng, đại học dư chỗ, khó tuyển sinh, chạy khắp nơi tư vấn tìm sinh viên nhưng lớp 1, lớp 6, lớp 10 phụ huynh lại chen lấn, xô sập cổng trường tìm suất học cho con”.
Trở lại việc phụ huynh đôn đáo, chạy ngược chạy xuôi kiếm trường cho con ở mọi cấp học không thể coi là một hiện tượng bình thường. Mặc dù chúng ta đã có những chính sách về tuyển sinh các lớp đầu cấp ở Hà Nội và TP.HCM nhưng vẫn chưa thể có được bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục phổ thông.
Thông thường, các gia đình khá giả, chi phí cho con em học tập thường cao hơn nhiều so với những gia đình nghèo khó – đây là một bất bình đẳng lớn nhất về cơ hội tiếp cận giáo dục giữa người giàu và người nghèo. Người nghèo - cơ hội tiếp cận giáo dục thấp hơn nhiều so với người giàu, nhất là khi bị giới hạn bởi chỉ tiêu tuyển sinh và học phí.
Học phí giáo dục bậc phổ thông có sự khác biệt vô cùng lớn giữa khu vực công và khu vực tư. Phụ huynh cần lưu ý điều này, bởi trong cuộc chạy đua không cân sức vào các trường công lập, sự thua thiệt luôn đồng hành với gia đình nghèo.
Khi không còn nhận được sự bảo trợ của nhà nước, con em các gia đình nghèo chỉ có thể dựa vào năng lực của chính các em trong cuộc đua này, vì thế phụ huynh hãy cân nhắc thật kĩ trong việc tiếp tục cho con em mình theo học THPT hay học nghề.
Chính phủ của các nước phát triển, nhờ sự phát triển kinh tế xã hội, nhà nước đã đề ra luật cho công dân của họ có quyền và nghĩa vụ học hết THPT. Mặc dù vậy nhưng không phải học sinh nào cũng lựa chọn con đường theo học THPT, khoảng hơn 1/4 số học sinh trong độ tuổi THPT ở các nước phát triển đã theo học trong các trường nghề, họ bước vào thị trường lao động khi hết tuổi trung học phổ thông – đó là một lựa chọn đúng đắn.
Hà Nội không phải không có đất cho phát triển giáo dục, nhưng những chính sách khuyến khích phát triển trường nghề chưa thu hút các nhà đầu tư giáo dục. Nếu giải quyết tốt việc phân luồng bằng sức mạnh của cả hệ thống chính trị, thay đổi cách nhìn và thái độ của phụ huynh và học sinh với trường nghề và thị trường lao động, hiện tượng phụ huynh phải vất vả chạy ngước chạy xuôi chắc chắn sẽ không còn.
Vấn đề còn lại không chỉ là chính sách và thực thi chính sách mà còn là sự thay đổi tư duy của một cộng đồng luôn nhìn nhận con người qua bằng cấp chứ không phải năng lực và yêu cầu về trình độ ở vị trí lao động của họ.
Nếu không thay đổi tư duy của lãnh đạo, của doanh nghiệp, và người dân, không chỉ Hà Nội, nhiều địa phương khác cũng vẫn còn hiện tượng chạy đua trong giáo dục phổ thông mà người thiệt hại nhiều nhất chính là con em chúng ta.
PGS.TS Nguyễn Kim Hồng (Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
Giám đốc Sở GD-ĐT: Hà Nội không thiếu chỗ học
Ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, khẳng định Hà Nội không thiếu chỗ học. Do phụ huynh tin tưởng một số trường tư có chất lượng tốt, dẫn đến tình trạng phải xếp hàng xuyên đêm nộp hồ sơ cho con.-
Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScanASEAN chứng kiến nhu cầu ngày càng tăng về an ninh mạngĐình chỉ 2 cán bộ ĐH Kinh doanh và Công nghệ treo áp phích in cờ Trung QuốcXin Bộ Giáo dục đổi cách đánh giá để không còn học sinh mang tiếng 'dốt'Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vongGiáo sư Mỹ: Trường đại học cần phụng sự người dân và sinh viênAustralia, Indonesia cam kết thắt chặt hợp tác về an ninh, khí hậuCấp chứng thư thủy sản sống xuất khẩu sang Trung Quốc qua NSWGiải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thậnSai phạm của Sở GD
下一篇:Đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3
- ·Mở rộng không gian phát triển
- ·Thủ tướng Nhật Bản thăm Thái Lan, thảo luận về các thỏa thuận quốc phòng, hải quan
- ·Lỗi bơm nhiên liệu, Lexus Việt Nam triệu hồi hơn 1.300 xe
- ·PC Lào Cai nâng cao chất lượng các dịch vụ điện
- ·Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
- ·Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn
- ·Ngành đường sắt xin chuyển đổi hàng trăm toa xe hết niên hạn
- ·Hàn Quốc ghi nhận 2 ca nghi nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên
- ·ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- ·Vụ ngộ độc trường Ischool Nha Trang: Cánh gà đông lạnh chưa được nấu chín
- ·Chủ nhân giải thưởng VinFuture mùa đầu tiên dự đoán gì?
- ·Pháo lậu lại tái diễn
- ·Bình Phước police hailed for strong performance in maintaining local security, order
- ·Hải quan Quảng Trị liên tiếp triệt phá các đường dây buôn lậu trong dịp Tết
- ·Mỹ cam kết tăng gấp 3 tài trợ cho các quốc đảo Thái Bình Dương
- ·Trường Bách khoa Hà Nội chuyển lên Đại học, hiệu trưởng trở thành giám đốc
- ·Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- ·Số lượng sinh viên quốc tế giảm mạnh do đại dịch
- ·Hàng nghìn sinh viên bị đuổi học: Không phải đỗ đại học là bình yên ra trường
- ·Trường ĐH Kinh tế quốc dân công bố đề án tuyển sinh ĐH năm 2023
- ·Hơn 24 triệu giấy phép lái xe chưa tích hợp VNeID, có phải đổi sang thẻ nhựa?
- ·Lô hàng NK bị đánh tháo bằng hồ sơ giả là xe gắn máy
- ·Hải quan Hải Phòng: Bắt giữ 2 container hàng lậu
- ·Hoàn thành nâng công suất Trạm biến áp 220kV Nông Cống
- ·Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
- ·Infographics: Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 55 tỷ USD
- ·Thêm một điện thoại “nồi đồng cối đá” hấp dẫn người dùng
- ·Hải quan Quảng Ninh: Truy thu gần 200 tỷ đồng từ hậu kiểm
- ·Thủ tướng Nhật Bản cam kết nới lỏng kiểm soát biên giới vào tháng 6/2022
- ·Shark Thủy chủ Anh ngữ Apax: Tôi không bao giờ có ý định trốn ra nước ngoài
- ·Đường đứt gãy do lũ cuốn, hàng chục hộ dân ở Nghệ An bị cô lập
- ·Chưa làm thủ tục hải quan DN đã tự ý chuyển 10 container gỗ lên tàu
- ·Cố Thủ tướng Shinzo Abe với những di sản to lớn để lại cho Nhật Bản và thế giới
- ·Triết lý giáo dục con cháu của Khang Hy: Toàn diện và kỷ cương làm đầu
- ·Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Al Arabi, 21h35 ngày 6/1: Khó tin chủ nhà
- ·Xác định những chủ đề chính tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN