【xem bđ】Cú sốc cho nền hòa bình mong manh ở Sri Lanka
Đánh bom ở Sri Lanka phản ánh hiềm khích tôn giáo sâu sắc | |
Khách sạn,úsốcchonềnhòabìnhmongmanhởxem bđ nhà thờ ở Sri Lanka đồng loạt bị tấn công, 129 người chết |
Hiện trường vụ nổ bên trong nhà thờ ở Kochchikade, Colombo, Sri Lanka, ngày 21/4/2019. Ảnh: AFP/ TTXVN. |
Hơn 290 người thiệt mạng và khoảng 500 người khác bị thương trong 8 vụ đánh bom liên tiếp tại các nhà thờ Công giáo, khách sạn hạng sang mà người nước ngoài hay lui tới và những địa điểm khác trong và ngoài thủ đô Colombo ngày 21/4. Mô tả đây là một trong những vụ tấn công tồi tệ nhất trong lịch sử nước này, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe kêu gọi người dân hãy mạnh mẽ và đoàn kết. Nhưng đối với nhiều người ở đất nước được coi là "Hòn ngọc trên Ấn Độ Dương" này, chiến tranh vẫn là một quá khứ còn dang dở, xung đột bạo lực đang là câu chuyện chưa có điểm dừng
Sri Lanka vốn có một lịch sử dài chống chủ nghĩa khủng bố và ly khai. Cuộc chiến gần 30 năm chống tổ chức ly khai cực đoan Những con hổ giải phóng Tamil (LTTE) đã cơ bản chấm dứt năm 2009. Tuy nhiên, ở một đất nước đa tôn giáo, đa sắc tộc với nhiều biến cố trong lịch sử như Sri Lanka, có lẽ những mầm mống xung đột luôn tiềm ẩn và dễ dàng bùng phát. Cộng đồng người Cơ đốc giáo chỉ chiếm khoảng 7-8% dân số nước này, người Hồi giáo 10%, Hindu giáo 13%, còn lại là Phật giáo.
Xung đột giáo phái và sắc tộc trở thành vấn đề dai dẳng làm đau đầu tất cả các chính phủ ở Sri Lanka. Bản thân sự xuất hiện của LTTE và cuộc chiến tranh đẫm máu ở Sri Lanka từ năm 1983 cũng được cho bắt nguồn từ những mâu thuẫn giữa cộng đồng người thiểu số Tamil theo đạo Hindu và cộng đồng sắc tộc Sinhala theo Phật giáo. Sau thời gian được "ưu đãi" với chính sách "chia để trị" dưới thời thực dân Anh, sau khi Sri Lanka giành độc lập, với quan điểm rằng Sri Lanka là "đất nước của người Sinhala theo Phật giáo", những người thiểu số Tamil dường như bị tách khỏi các hoạt động văn hóa, kinh tế và xã hội của đất nước, trở thành mục tiêu của các nhóm tội phạm người Sinhala.
Mặc dù chiến tranh đã kết thúc 10 năm, đến nay Sri Lanka vẫn chưa thể thực hiện hòa giải và giải quyết thỏa đáng quá khứ xung đột. Từ năm 2011, liên tục xuất hiện những "làn sóng" tấn công nhằm vào cộng đồng Hồi giáo thiểu số tại Sri Lanka. Tháng 6/2014, Sri Lanka đã phải ban bố lệnh giới nghiêm tại khu du lịch miền Nam nổi tiếng của nước này sau khi căng thẳng giữa cộng đồng người Hồi giáo thiểu số và tín đồ Phật giáo quá khích leo thang thành các cuộc đụng độ làm gần 50 người bị thương. Tháng 3/2018, bạo lực tôn giáo bùng phát và lan rộng buộc Tổng thống Maithripala Sirisena phải ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc và triển khai quân đội ở một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Thậm chí, các cuộc tấn công, bạo lực tôn giáo diễn ra không phải tự phát mà là có tổ chức.
Trong bối cảnh đó, những tư tưởng ly khai, cực đoan, thánh chiến... mà các tổ chức khủng bố "gieo rắc" thông qua nhiều hình thức cũng xâm nhập vào Sri Lanka dễ dàng hơn. Năm 2016, Chính phủ Sri Lanka tiết lộ 32 công dân nước này đã gia nhập tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng và đã rời bỏ đất nước. Một số báo cáo chỉ ra rằng các thành viên IS ở Ấn Độ có quan hệ với Sri Lanka, làm dấy lên lo ngại sau khi IS bị đánh bại, nhiều khả năng những thành viên của nhóm khủng bố này sẽ quay trở về. Điều này có vẻ giống với chủ nghĩa cực đoan ở Bangladesh thời điểm trước khi xảy ra vụ tấn công ở Dhaka năm 2016 do những thành viên có học vấn của IS thực hiện nhằm vào người nước ngoài tại một quán cà phê.
Mặc dù trước đây các vụ tấn công nhân dịp lễ Phục sinh do các nhóm Hồi giáo cực đoan tiến hành cũng từng xảy ra trên thế giới, như vụ ở Pakistan (năm 2016 làm 75 người thiệt mạng) và Ai Cập (năm 2017 làm 45 người chết), song mức độ phức tạp và bản chất phối hợp của loạt vụ tấn công vừa qua ở Sri Lanka dường như giống với các vụ tấn công ở Mumbai năm 2008 hơn. Năm đó, 12 vụ đánh bom phối hợp và xả súng diễn ra tại nhiều địa điểm ở Mumbai, như một quán cà phê, khách sạn Taj Mahal Palace, khách sạn Oberoi Trident và một cơ sở Do Thái giáo.
Hầu hết các vụ tấn công chết người trước đây ở Sri Lanka đều do phiến quân LTTE thực hiện. Song hiện chưa có cá nhân hay tổ chức nào thừa nhận thực hiện các vụ tấn công mới nhất. Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân dẫn đến các vụ tấn công liên hoàn ở Sri Lanka. Đây có thể là sản phẩm của hành động thù địch chống phương Tây hoặc chống chính phủ, hay thậm chí bắt nguồn từ sự thù ghét của chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo. Có ý kiến liên hệ đây là hành động của những phần tử Hồi giáo cực đoan nhằm trả đũa các vụ xả súng tại hai đền thờ Hồi giáo ở New Zealand giữa tháng 3 vừa qua khiến gần 50 người thiệt mạng. Nếu vậy, kiểu tấn công này có thể lặp lại ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới nhằm vào các nhà thờ của người Công giáo.
Sri Lanka cũng là nơi có một số phong trào Phật giáo cực đoan mạnh, hoạt động dưới khẩu hiệu "người Sri Lanka là người Phật giáo", bên cạnh những phong trào Hindu giáo cực đoan ngày càng gia tăng ở khu vực miền Đông, nơi cộng đồng người Hindu sống tập trung. Một khả năng khác là loạt vụ tấn công này có liên quan đến lễ kỷ niệm 10 năm (2009-2019) kết thúc cuộc nội chiến đẫm máu kgiữa các lực lượng chính phủ và phiến quân LTTE ở miền Bắc Sri Lanka vào tháng 5 tới. Tuy nhiên, dù nguyên nhân là gì, chính phủ nước này đã thừa nhận rằng các cơ quan an ninh và tình báo không hay biết về việc ai đứng sau hay động cơ gây ra các vụ tấn công. Chỉ đến khi xảy ra vụ việc, Chính phủ Sri Lanka mới ban hành lệnh giới nghiêm, chặn các mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin để tránh lan truyền tin giả, trong khi các lực lượng chức năng lùng sục truy tìm thủ phạm.
相关文章
Phát hiện hàng trăm vòng tròn bí ẩn Stonehenge giữa rừng Amazon
Đây là những nền đất hình vòng tròn khổng lồ bí ẩn - còn được gọi là geoglyph - ẩn dưới những tán rừ2025-01-10ASEAN Foreign Ministers’ retreat discuss 2020 plan
ASEAN Foreign Ministers’ retreat discuss 2020 planJanuary 17, 2020 - 21:092025-01-10Banquet held to mark 70th anniversary of Việt Nam
Banquet held to mark 70th anniversary of Việt Nam-China diplomatic tiesJanuary 16, 2020 - 16:2025-01-10Presidential Office announces promulgation of 11 new laws
Presidential Office announces promulgation of 11 new lawsDecember 17, 2019 - 08:312025-01-1032 triệu tài khoản Twitter bị hack
Trong tháng 5 vừa qua, hàng trăm triệu tài khoản LinkedIn và Myspace đã bị hacker tấn công và chiếm2025-01-10Việt Nam, China should develop stable ties together: Party official
Việt Nam, China should develop stable ties together: Party officialJanuary 15, 2020 - 00:062025-01-10
最新评论