当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【nhan dinh ba lan】Giá gỗ liên tục giảm

【nhan dinh ba lan】Giá gỗ liên tục giảm

2025-01-11 02:53:25 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Empire777

Báo Cà MauTính từ đầu năm đến nay, giá bán gỗ đước và keo lai liên tục sụt giảm. Ðặc biệt, tình hình tiêu thụ gỗ đước gặp rất nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân trồng rừng.

Tính từ đầu năm đến nay, giá bán gỗ đước và keo lai liên tục sụt giảm. Ðặc biệt, tình hình tiêu thụ gỗ đước gặp rất nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân trồng rừng.

Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT, giá bán gỗ keo lai giảm 29% và giá bán gỗ đước giảm từ 15-20% so với năm 2015. Cụ thể, năm 2015 giá keo lai bình quân 190 triệu đồng/ha thì nay chỉ còn 135 triệu đồng/ha; giá gỗ đước năm 2015 bình quân từ 1,4 triệu đồng/ster thì nay giảm còn khoảng 1,1 triệu đồng/ster.

Người trồng rừng gặp khó

Cà Mau mỗi năm khai thác trung bình khoảng 300.000 m3 gỗ. Trong đó, khu vực rừng ngập mặn khai thác bình quân khoảng 70.000 m3 gỗ/năm; khu vực rừng tràm khoảng 230.000 m3/năm, trong đó keo lai 45.000 m3, tràm 185.000 m3/năm. Tuổi rừng khai thác đối với cây keo lai từ 4-5 năm, tràm từ 6-8 năm và đước từ 10-15 năm.

Giá gỗ đước giảm, đời sống người trồng rừng ở huyện Ngọc Hiển gặp khó khăn.

Ðiều đáng trăn trở là tất cả sản phẩm cây rừng của Cà Mau đều khai thác khi cây còn nhỏ, đường kính chủ yếu dưới 12 cm. Sản phẩm khai thác được sử dụng chủ yếu để hầm than đối với gỗ đước và băm dăm đối với cây keo lai (sử dụng trong nước và xuất khẩu), một số ít gỗ keo lai dùng để ghép thanh, làm hàng mộc gia dụng nhưng không đáng kể. Việc tiêu thụ sản phẩm gỗ Cà Mau chủ yếu thông qua thương lái, chưa có liên kết tiêu thụ sản phẩm, nhất là chưa hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ với người trồng rừng. Ðây là những thách thức cố hữu của người trồng rừng ở Cà Mau trong thời gian dài.

Ông Lê Trung Kiên, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, cho biết: “Muốn trồng rừng người dân phải có kế sinh nhai, lấy ngắn nuôi dài, nhưng thực tế rất hiếm có hộ nào đợi tuổi rừng cao mới khai thác để được giá bán cao hơn. Thời gian qua, những hộ dân trồng keo lai trên địa bàn khi thấy có lãi là khai thác ngay, không chờ cây lớn để bán có giá. Bây giờ, giá keo lai xuống thấp, trong khi phong trào trồng keo lai đang phát triển thực sự là thách thức không chỉ đối với người trồng rừng mà còn đối với địa phương”.

Ðược biết, nguyên nhân giá gỗ keo lai giảm là do Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 182/2015/TT-BTC, ngày 16/11/2015 để điều chỉnh thuế xuất khẩu đối với mặt hàng dăm gỗ nhằm đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất trong nước và bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, sự phát triển nóng của các cơ sở chế biến gỗ dăm trong nước dẫn đến cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước và đẩy giá gỗ dăm xuống thấp.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Trần Văn Thức nhận định, thời điểm Chính phủ áp thuế xuất khẩu 2% đối với mặt hàng dăm gỗ ngẫu nhiên trùng với thời điểm khủng hoảng thừa nguồn cung dăm gỗ của thế giới, làm cho ngành công nghiệp dăm gỗ của Việt Nam gặp khó khăn kép. Bên cạnh đó, phải kể đến các nguyên nhân giá gỗ giảm là do việc tiêu thụ còn phụ thuộc vào thương lái, khai thác cây gỗ có đường kính nhỏ nên giá trị không cao, chi phí vận chuyển quá lớn.

Gỡ “nút thắt” cho gỗ

Trước thực trạng giá gỗ giảm không phanh đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, UBND tỉnh Cà Mau vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp trọng tâm. Ðó là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin thị trường đến doanh nghiệp và hộ dân trồng rừng để chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tránh thiệt hại do thiếu thông tin. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, tránh để thương lái lợi dụng tình hình giá gỗ giảm để cấu kết, tiếp tục hạ thấp giá thu mua gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường hướng dẫn doanh nghiệp và hộ dân trồng rừng thực hiện đồng bộ các biện pháp hạn chế thiệt hại do giá gỗ giảm. Trước mắt, đẩy mạnh công tác khuyến lâm để doanh nghiệp, hộ dân nắm được quy trình kỹ thuật trồng, khai thác rừng, vận xuất lâm sản và xác định thời điểm, kích cỡ cây rừng thích hợp để khai thác sao cho mang lại lợi ích kinh tế lớn nhất. Tiếp tục tìm kiếm, mời gọi tổ chức, cá nhân có năng lực đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ tại Cà Mau. Ðồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để thương lái thu gom, vận chuyển gỗ đến nơi tiêu thụ. Ðặc biệt, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm song song với triển khai có hiệu quả kế hoạch tái cơ cấu ngành hàng keo lai trên địa bàn tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử xác định, ngoài những giải pháp cơ bản nhằm gỡ “nút thắt” cho giá thành gỗ Cà Mau được nâng cao, nhất là đảm bảo thực hiện tốt chủ trương trồng rừng, UBND tỉnh đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Cà Mau tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng có liên quan hướng dẫn trình tự, thủ tục và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân được vay vốn trồng rừng nguyên liệu./.

Bài và ảnh: Ðỗ Phúc Danh

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读